top of page

The World Of Innovative Logistics

Abivin vRoute 4.0 is free now!

Tổng Kết Báo Cáo Logistics Việt Nam 2019

Updated: Apr 28, 2021



1. Tổng quan thị trường logistics thế giới


Năm 2019, thị trường vận tải và logistics toàn cầu chịu tác động bởi các yếu tố chính gồm: những bước tiến lớn về công nghệ, biến động thương mại quốc tế, những xu hướng mới trong thương mại điện tử và các yêu cầu mới về bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trong logistics.


Tổng quan về thị trường vận tải và logistics
Tổng quan về thị trường vận tải và logistics

Thương mại toàn cầu trở nên khó dự đoán hơn, với các rào cản thương mại mới và các yếu tố bất lợi về mặt chính trị. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng khiến tạo ra một cuộc chuyển dịch hệ thống nhà xưởng từ Trung Quốc sang các thị trường khác tiềm năng hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển của các nền tảng thương mại và thanh toán điện tử toàn cầu cũng cho phép các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa xuất hiện và tiếp cận khách hàng trên nhiều thị trường. Các doanh nghiệp đa quốc gia cũng tập trung kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới logistics ở các thị trường mới nổi để tận dụng tối đa nguồn lực tại đó.


Song song với đó là xu hướng tự động hoá đang làm thay đổi nền sản xuất toàn cầu cũng như hoạt động logistics phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Việc số hoá nền kinh tế, đổi mới cơ chế hỗ trợ của chính phủ, văn hoá tiêu dùng, sự phát triển của thương mại điện tử và kinh tế chia sẻ đang giúp logistics liên ngành và xuyên biên giới phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.


Logistics liên ngành và xuyên biên giới phát triển mạnh mẽ
Logistics liên ngành và xuyên biên giới phát triển mạnh mẽ

Những thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trước những biến động lớn trong thương mại quốc tế chính là nhân tố tác động mạnh tới lĩnh vực logistics thế giới trong năm 2019 vừa qua và trong thời gian tới đây. Các ngành về sản xuất thực phẩm, hoá mỹ phẩm, bán lẻ, … là những ngành sẽ có thay đổi lớn với sự phát triển nhanh về dịch vụ logistics.


Dịch vụ 3PL và 4PL được dự đoán sẽ là đầu kéo của thị trường logistics toàn cầu. Trong đó, các dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn gồm có: giao nhận hàng hoá, quản lý vận chuyển hàng hoá, tư vấn và tối ưu hoá tuyến đường, quản lý dự án, quản lý kho và lưu trữ và tư vấn chuỗi cung ứng trong số các dịch vụ logistics khác. Những hoạt động liên quan đến việc áp dụng các dịch vụ logistics công nghệ cao như theo dõi và giám sát, phân tích, dự báo và lập kế hoạch theo thời gian thực dự kiến sẽ mang lại nhiều cơ hội sinh lời cho thị trường dịch vụ logistics trong thời gian tới.



Theo dự báo của Diễn đàn Giao thông vận tải quốc tế (ITF) năm 2019, nhu cầu vận tải toàn cầu được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh trong ba thập kỷ tới, dự kiến sẽ tăng gấp ba vào năm 2050. các tuyến thương mại mới có thể ảnh hưởng đến khối lượng thương mại toàn cầu, chuỗi logistics và cơ sở hạ tầng giao thông. Sự ra đời của công nghệ mới nhằm cải thiện hiệu quả logistics được dự báo sẽ tác động mạnh mẽ đến vận tải hàng hoá trong thời gian tới.


2. Tình hình logistics ở Việt Nam


Các doanh nghiệp trong ngành vận tải, logistics Việt Nam đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng của thị trường logistics trong những năm tới. Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy trong năm 2018 ngành logistics Việt Nam tăng trưởng khoảng 12-14% so với năm 2017. Số lượng các doanh nghiệp vận tải và logistics hoạt động theo các tuyến đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa và đường hàng không … vào khoảng 3000 doanh nghiệp.

Khối lượng hàng hoá luân chuyển 2010 - 2018
Khối lượng hàng hoá luân chuyển 2010 - 2018

Theo đại diện của Bộ Công Thương, sự phát triển của ngành vận tải và logistics sẽ tạo điều kiện để Việt nam nhanh chóng trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực, có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc. Việt Nam hiện có thể phát huy nhiều lợi thế sẵn có. Trước tiên, việc trao đổi thương mại toàn cầu gia tăng cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc ký kết thành công các Hiệp định thương mại tự do đã mở ra cánh cửa giao thương ngày càng rộng lớn cho Việt Nam. Với việc cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện, cộng thêm việc có một vị trí địa lý thích hợp, Việt Nam có thể xây dựng các trung tâm trung chuyển lớn cho khu vực Đông Nam Á.


Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì thách thức tăng trưởng cũng không hề nhỏ. Ba thách thức lớn nhất của ngành vận tải và logistics Việt Nam hiện nay chính là cơ sở hạ tầng hạn chế, quy mô vốn và trình độ quản lý hạn chế và các chi phí về thuế, phụ phí rất cao. Trên thực tế, sự cải thiện của cơ sở hạ tầng vẫn là chưa đủ cho sự phát triển của ngành này.


Ngành vận tải đường bộ hiện rất cần sự tham gia lớn hơn của ngành đường sắt. Hệ thống cảng biển còn đang bất cân đối khi có hơn 92% lưu lượng container phía Nam chỉ tập trung vào cảng Cát Lái dẫn đến quá tải và gây ra lãng phí. Thêm vào đó, vấn đề về vốn cũng ngăn cản các doanh nghiệp trong việc mở rộng kinh doanh. Chỉ có khoảng 7% doanh nghiệp có vốn trên 1000 tỷ đồng, chủ yếu rơi vào nhóm doanh nghiệp đa quốc gia, trong khi có trên 70% doanh nghiệp vận tải và logistics đang hoạt động hiện nay có quy mô vừa và nhỏ.


0 comments
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page