Bỏ qua để đến Nội dung

Mô Hình Vận Chuyển Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp F&B Trong Và Hậu COVID-19

27 tháng 5, 2024 bởi
Mô Hình Vận Chuyển Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp F&B Trong Và Hậu COVID-19
ABI-VN - Abivin Vietnam, Phạm Nam Long
| 1 Bình luận

Ở Việt Nam, COVID-19 chỉ vừa kịp lắng xuống vài tháng đã lại bùng lên mạnh mẽ với những ca tử vong lần lượt xuất hiện. Các doanh nghiệp trong nước chưa kịp phục hồi đã tiếp tục chịu nhiều áp lực từ ảnh hưởng của làn sóng bệnh dịch tiếp theo, đặc biệt là các doanh nghiệp F&B với những thay đổi đáng kể trong thói quen người tiêu dùng. Trong bối cảnh này, một mô hình vận chuyển tối ưu là giải pháp cần thiết giúp các doanh nghiệp F&B vừa giữ chân khách hàng, vừa tối ưu chi phí để duy trì hoạt động.

Ebook mới nhất do Abivin thực hiện sẽ làm rõ những tác động của dịch COVID-19 đến các doanh nghiệp F&B Việt Nam nói chung và Logistics trong các doanh nghiệp đó nói riêng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề xuất cách triển khai mô hình vận chuyển tối ưu cho doanh nghiệp F&B của bạn.

1. Tác động của dịch COVID-19 đến các doanh nghiệp F&B ở Việt Nam

a. Tình hình chung

Theo nghiên cứu của Statista, 89% doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát đang gặp vấn đề về tài chính. Một nửa số doanh nghiệp trong khảo sát chứng kiến doanh thu sụt giảm hơn 16% sau khi bùng dịch.

Với sự bùng phát trở lại mạnh mẽ hơn của làn sóng COVID-19 thứ 2, kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ chịu nhiều tác động nghiêm trọng trong quý III/2020. Qua kết quả khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân, nếu dịch bệnh kéo dài hơn 6 tháng thì: Tác động của COVID-19 đến các doanh nghiệp Việt Nam

Tác động của COVID-19 đến các doanh nghiệp Việt Nam

b. Tình hình doanh nghiệp F&B nói riêng

Trước hết, chỉ thị cách ly và hạn chế tụ tập nơi đông người khiến lượng khách vãng lai giảm mạnh. Nhiều chuỗi nhà hàng F&B đã phải đóng cửa hầu hết những cửa hàng vật lý của mình để cắt giảm các chi phí mặt bằng, nhân sự, và nguyên vật liệu.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp F&B cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi liên tục trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng.

Thay đổi trong giỏ hàng: Trong đại dịch, người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều hơn vào các loại thực phẩm giúp phòng bệnh và tăng cường sức đề kháng. Nhu cầu về lưu trữ hàng hoá cũng tăng cao do họ hạn chế ra ngoài nhiều hơn.

Thay đổi trong kênh mua sắm: Dịch COVID-19 đã tạo điều kiện cho Thương mại điện tử bùng nổ. F&B là ngành có tỷ lệ tiêu dùng online tăng cao nhất trong đại dịch (45%) do nhu cầu ăn uống “an toàn” tăng cao khi mọi người cách ly ở nhà.

Mua sắm online trong COVID-19
Mua sắm online trong COVID-19

Với những khó khăn và thay đổi liên tục trong ngành F&B, mô hình vận chuyển tối ưu chính là điểm chạm quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp họ vừa giữ chân được người tiêu dùng vừa duy trì hoạt động và củng cố thị phần.

2. Thực trạng Logistics ngành F&B hiện nay

a. Tình hình doanh nghiệp F&B nói riêng

Tiềm năng phát triển của Logistics ở Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, sự xuất hiện không mong đợi của dịch COVID-19 đã “giáng đòn mạnh mẽ" lên ngành công nghiệp này. Logistics Việt Nam "chịu đòn" mạnh mẽ do COVID-19

Logistics Việt Nam "chịu đòn" mạnh mẽ do COVID-19

Chi phí Logistics tăng cao: Chuỗi cung ứng bị gián đoạn dẫn đến nhiều hàng hoá bị tắc nghẽn ở kho bãi và chậm vận chuyển đến các điểm giao hàng. Thời gian lưu kho lâu khiến chi phí bị đội lên đáng kể.

Hoạt động Logistics bị hạn chế: Những chính sách cách ly, hạn chế đi lại trong và ngoài nước khiến doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu đầu vào và bị giảm mạnh thị trường đầu ra tiêu thụ hàng hoá và xuất khẩu.

Nhân sự ngành Logistics bị cắt giảm: Do ảnh hưởng từ dịch bệnh, một số bộ phận bị cắt giảm lao động hoặc làm việc từ xa. Điều này đã khiến nhiều mảng trong chuỗi cung ứng thiếu hụt nhân sự, làm giảm hiệu quả giao tiếp và sự liên kết thông tin giữa các nhân viên.

b. Thực trạng Logistics ngành F&B

Cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi: Hầu hết các chuỗi F&B phải chuyển hình thức kinh doanh từ các cửa hàng vật lý sang cung cấp dịch vụ online. Tuy nhiên, sự đứt gãy chưa kịp phục hồi trong chuỗi cung ứng thời kỳ COVID đã kéo dài thời gian giao hàng và giảm chất lượng hàng hoá trước khi đến tay người tiêu dùng.

Food Preservation Capability:  Items requiring special storage, such as milk and frozen products, are prone to spoilage or degradation, causing significant cost losses for businesses. A cold supply chain is essential but has not been effectively invested in by companies.

Logistics trong ngành Thực phẩm Đồ uống
Logistics trong ngành Thực phẩm Đồ uống

3. Mô hình vận chuyển tối ưu cho doanh nghiệp F&B trong và hậu COVID-19

Với những phân tích phía trên, mô hình vận chuyển tối ưu chính là giải pháp hàng đầu cho các doanh nghiệp F&B trong đại dịch. Mô hình vận chuyển tối ưu phải đáp ứng được hai nhiệm vụ: tối ưu chi phí và tối ưu thời gian. Nhờ đó, các doanh nghiệp F&B có thể giảm những chi phí không cần thiết cũng như đáp ứng nhu cầu khách hàng trong thời gian ngắn nhất.

Mô hình vận chuyển tối ưu phù hợp với doanh nghiệp F&B có sẵn đội xe hoặc thuê đội xe ngoài. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện hoạt động trong dịch bệnh mà còn chuẩn bị cho sự phục hồi thời kỳ hậu COVID và các cuộc khủng hoảng kinh tế trong tương lai.

Tải ebook để tìm hiểu chi tiết về mô hình vận chuyển tối ưu và các bước để ứng dụng mô hình một cách hiệu quả vào hoạt động doanh nghiệp của bạn.

4. Ví dụ thực tế về mô hình vận chuyển

Trong ebook này, chúng tôi sẽ chia sẻ về doanh nghiệp đã ứng dụng thành công mô hình vận chuyển tối ưu trong thời kỳ COVID-19. Doanh nghiệp này là nhà cung cấp thực phẩm tươi cho hầu hết các siêu thị lớn ở Việt Nam. Trong mùa dịch, họ đã phải tăng cường sản xuất để đáp ứng lượng đơn hàng vô cùng lớn. Doanh nghiệp này đã tìm hiểu và áp dụng mô hình vận chuyển tối ưu để tối ưu hoá chuỗi cung ứng của mình.

Chia sẻ bài này
Thẻ
Lưu trữ
Đăng nhập để viết bình luận