Bỏ qua để đến Nội dung

5 Vấn Đề Của Chuỗi Cung Ứng Thực Phẩm Và Cách Khắc Phục

27 tháng 5, 2024 bởi
5 Vấn Đề Của Chuỗi Cung Ứng Thực Phẩm Và Cách Khắc Phục
ABI-VN - Abivin Vietnam, Phạm Nam Long
| Chưa có bình luận

5 Vấn Đề Của Chuỗi Cung Ứng Thực Phẩm Và Cách Khắc Phục

5 Vấn Đề Của Chuỗi Cung Ứng Thực Phẩm Và Cách Khắc Phục


Dưới nhu cầu thưởng thức các loại thực phẩm đa dạng, tươi ngon vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, chuỗi cung ứng thực phẩm đã phải mở rộng hơn nhiều về mặt địa lý và buộc phải thông qua nhiều nhà cung cấp hơn. Điều này đã làm cho nghiệp vụ quản lý chuỗi cung ứng ngành thực phẩm trở nên cồng kềnh và phức tạp hơn bao giờ hết.

Các nhà sản xuất, nhà phân phối hay các nhà cung cấp dịch vụ logistics theo đó cũng phải chịu những áp lực không nhỏ để đưa các sản phẩm thực phẩm ra thị trường một cách nhanh chóng, an toàn và trong điều kiện tốt nhất có thể.

Một chuỗi cung ứng thực phẩm điển hình bao gồm sáu giai đoạn:

  • Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu thô
  • Sản xuất
  • Chế biến và đóng gói
  • Lưu trữ
  • Phân phối bán buôn
  • Phân phối bán lẻ

Nếu chỉ một trong các công đoạn trên gặp sự cố, rất nhiều vấn đề sẽ nảy sinh và toàn bộ chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sẽ gặp nguy hiểm. Bài viết này sẽ tìm hiểu một số vấn đề mà các nhà quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm cần giải quyết và cách khắc phục chúng.

1. Thiếu khả năng truy xuất nguồn gốc


Khả năng truy xuất nguồn gốc của thực phẩm
Khả năng truy xuất nguồn gốc của thực phẩm

Nguồn ảnh

Để quản lý các vấn đề an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp F&B cần có khả năng truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Khả năng truy xuất nguồn gốc, hay khả năng theo dõi sản phẩm qua tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng ngày nay đã không còn là một nhu cầu nên có mà đang dần trở thành một yêu cầu bắt buộc. Nhiều người tiêu dùng hiện nay muốn biết tất cả các sản phẩm và các thành phần dù là nhỏ nhất trong nó đến từ đâu

 “Việc chia sẻ thông tin từ mỗi bước của chuỗi cung ứng thực phẩm giúp tăng cường an toàn thực phẩm, củng cố tính toàn vẹn của thương hiệu và tăng sự trung thành của khách hàng.” - Jad Asaad, Horeca Trade

Mặt khác, việc thiếu khả năng truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch có thể tạo ra những điểm mù trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến những rủi ro không đáng có. Một số vấn đề pháp lý có thể phát sinh làm đình trệ việc ra mắt những sản phẩm mới. Thậm chí, điều này có thể làm suy yếu lòng tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu và trực tiếp làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Việc thiếu khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng thực phẩm thường do các công ty đang sử dụng những hệ thống đã lỗi thời hoặc đang theo dõi giấy tờ một cách thủ công theo kiểu truyền thống. Điểm yếu dễ thấy của quy trình hoạt động này là thường hay xảy ra lỗi và sự chậm trễ trong việc chia sẻ thông tin.

Giải pháp  

Mặc dù là một loại công nghệ vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, nhưng blockchain được nhiều lãnh đạo coi là một công nghệ đầy hứa hẹn cho phép truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

Công nghệ blockchain là một nền tảng số chung, nơi người dùng có thể lưu trữ và chia sẻ thông tin qua một mạng lưới tổng. Hệ thống này cho phép người dùng xem tất cả các giao dịch cùng một thời điểm trong thời gian thực. Một trong những lợi thế chính của blockchain là một khi thông tin được thêm vào hệ thống, thông tin đó sẽ được phân phối nội bộ trong mạng lưới và được lưu trữ cố định trong đó vĩnh viễn. Thông tin do vậy sẽ không thể bị tấn công, thao túng hoặc bị hư hại bởi bất kỳ cách nào.

Công nghệ này có thể mang lại sự minh bạch, khả năng truy xuất nguồn gốc và sự tin cậy mà ngành công nghiệp thực phẩm đã bỏ qua trong một khoảng thời gian dài. Nhờ tính bảo mật và sự minh bạch của mình, hệ thống blockchain có thể cung cấp cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà bán lẻ và người tiêu dùng quyền truy cập đến nguồn thông tin đáng tin cậy về nguồn gốc và trạng thái của từng sản phẩm hoặc thành phần trong nó.

2. Thiếu khả năng đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm


Đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm
Đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm

Nguồn ảnh

Ngày nay, việc đảm bảo chất lượng và tính an toàn của sản phẩm là một thách thức ngày càng lớn đối với các nhà sản xuất. Một số nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Việc lưu trữ hàng và công tác kho bãi còn hạn chế
  • Chậm trễ trong vận chuyển
  • Thời tiết khắc nghiệt
  • Thiếu trang thiết bị hiện đại

Đây là một số lý do khiến số lượng các vụ thu hồi sản phẩm, thực phẩm tiếp tục gia tăng. Việc thu hồi sản phẩm là vô cùng tốn kém và điều này có thể gây ra những thiệt hại không thể phục hồi đến danh tiếng cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.

Giải pháp  

Để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao và đảm bảo an toàn, doanh nghiệp nên bắt đầu từ việc lựa chọn những nguyên liệu tốt nhất, thực hiện đúng phương pháp sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và thêm vào đó là thử nghiệm và chứng minh tính hiệu quả của các phương pháp đó.

Theo đó, doanh nghiệp thực phẩm cần cân nhắc lựa chọn một phòng thí nghiệm được trang bị các loại thiết bị đo lường và công cụ thử nghiệm hiện đại để đảm bảo chất lượng sản xuất và tính tin cậy cho sản phẩm của mình.  

Việc đóng gói hàng cũng chiếm một vai trò quan trọng. Doanh nghiệp cần phải chọn đúng loại vật liệu cho quy trình đóng gói hàng để đảm bảo độ tươi ngon và an toàn cho sản phẩm của mình.

Cuối cùng, doanh nghiệp cũng phải chọn một công ty logistics có kinh nghiệm trong việc xử lý các sản phẩm thực phẩm để đảm bảo cho việc sản xuất và phân phối hiệu quả.

3. Giao tiếp không hiệu quả giữa các đối tác Giao tiếp trong chuỗi cung ứng thực phẩm

Giao tiếp trong chuỗi cung ứng thực phẩm

Nguồn ảnh

Thông tin khiếm khuyết bởi những thiếu sót trong việc giao tiếp giữa các bên có thể tạo ra tác động lớn đến chuỗi cung ứng thực phẩm. Ví dụ như gây ra các thiếu hụt hay lãng phí về tồn kho, nhân lực và chi phí một cách không cần thiết. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có quá nhiều bên tham gia nhưng các bên lại biết rất ít hoặc không biết về các hoạt động của nhau. Sự giao tiếp kém hiệu quả thậm chí còn có thể làm các nhà cung cấp và khách hàng của mình không còn tin tưởng lẫn nhau. Vấn đề này có thể còn trở nên tồi tệ hơn nhiều khi doanh nghiệp đang hoạt động trên nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.

Giải pháp  

Ngày nay, việc thiếu thông tin giữa các bên đã không còn là một vấn đề đáng quan ngại nhờ các giải pháp hỗ trợ giám sát chuỗi cung ứng thực phẩm. Công nghệ này còn có thể hỗ trợ việc giao tiếp giữa các đối tác một cách dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn với giá cả phải chăng hơn. Các nền tảng đám mây (cloud-based platform) cung cấp khả năng giao tiếp nhanh chóng và một loạt các dịch vụ có thể được xây dựng và tùy chỉnh theo nguyện vọng của doanh nghiệp. Ngoài tầm nhìn bao quát về chuỗi cung ứng của mình, các bên còn có thể giao tiếp trực tuyến hay viết các thông báo giống như trên các trang mạng xã hội. Theo đó, các nhà sản xuất có thể dễ dàng trao đổi với các nhà cung cấp một cách riêng tư hoặc công khai với các đối tác khác.

Nền tảng đám mây (Cloud-based Platform)
Nền tảng đám mây (Cloud-based Platform)

Nguồn ảnh

Việc giao tiếp giữa các nhà sản xuất và các nhà cung cấp của mình là tối quan trọng. Doanh nghiệp thực phẩm sẽ không thể duy trì chất lượng các sản phẩm của mình với một nguồn nguyên liệu kém chất lượng. Những đầu tư để nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào sẽ luôn có lời: doanh nghiệp có thể sở hữu những nông sản hay nguyên liệu tươi ngon nhất để phục vụ việc sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tập trung vào việc duy trì chất lượng trong suốt phần còn lại của chuỗi cung ứng mà không cần phải lo lắng về khả năng thiếu hụt nguồn cung. Đây cũng là tiền đề để nâng cao trải nghiệm của các khách hàng và người tiêu dùng.

Tìm hiểu thêm về cách giải quyết vấn đề thông tin trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp:


4. Chi phí vận hành chuỗi cung ứng tăng cao Chi phí vận hành chuỗi cung ứng thực phẩm tăng cao

Chi phí vận hành chuỗi cung ứng thực phẩm tăng cao

Nguồn ảnh

Điều hành một chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ tiêu tốn nhiều loại chi phí, một số chi phí quan trọng bao gồm:

  • Chi phí điện và nhiên liệu
  • Chi phí logistics, vận chuyển hàng hóa
  • Chi phí nhân công
  • Chi phí đầu tư vào công nghệ mới

Những chi phí này rất đáng kể, do vậy, việc theo dõi chi phí hoạt động thường xuyên là một thách thức cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm.

Giải pháp  

Bước đầu tiên để kiểm soát chi phí là phải hiểu rõ các loại chi phí hiện có trong hoạt động doanh nghiệp. Trong các chuỗi cung ứng đơn giản, điều này có thể được thực hiện bằng các công cụ bảng tính. Nhưng ở nếu chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp, doanh nghiệp sẽ cần một giải pháp công nghệ. Các chuỗi cung ứng rất phức tạp có thể được quản lý tốt hơn với các giải pháp mạng (network solution), do đó bạn chỉ cần tích hợp vào mạng chung mà không phải kết nối với từng nhà cung cấp riêng lẻ. Doanh nghiệp nên nâng cấp công nghệ của mình, những công việc như gửi tệp bảng tính qua email hay gọi điện báo tin cần được loại bỏ.

Một lưu ý khác là nếu các lãnh đạo quá quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí thì tính hiệu quả và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp có thể bị kìm hãm. Một giải pháp công nghệ “đắt tiền” có thể mang lại lợi tức đầu tư đáng kể và tiết kiệm rất nhiều loại chi phí về lâu dài. Từ đó, doanh nghiệp vận hành hiệu quả và trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các khách hàng. Doanh nghiệp nhờ vậy cũng có thể trở nên khó bị tổn thương hơn trong việc cạnh tranh hay trước những khủng hoảng như dịch bệnh. Thay vì tập trung vào chi phí trước mắt, lãnh đạo cần đánh giá chi phí có thể tiết kiệm được và hiệu quả dài hạn mà công nghệ mang lại.

Chia sẻ bài này
Thẻ
Lưu trữ
Đăng nhập để viết bình luận