1. Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì?
Phát triển công nghiệp là một quá trình thay đổi liên tục, từ việc phát hiện ra động cơ hơi nước, đến việc chế tạo máy móc, máy móc điện, sản xuất hàng loạt và hiện nay là sự phát triển của các giải pháp công nghiệp dựa trên công nghệ không gian mạng [1]. Công nghiệp 4.0 là bộ mặt mới của sản xuất và chế tạo, dựa trên sự tích hợp của thuật toán, không gian mạng và hệ thống truyền thông không dây. Các quy trình sản xuất trong Công nghiệp 4.0 sẽ được xử lý bằng công nghệ, robot và thuật toán với sự can thiệp tối thiểu từ con người [2]. Công nghiệp 4.0, còn được mô tả là quá trình số hóa sản xuất và "tích hợp thế giới vật lý và ảo", có tiềm năng thay đổi ngành sản xuất một cách đáng kể. Đây là một cơ hội lớn mà các doanh nghiệp có thể tận dụng để đầu tư và phát triển công nghiệp trong kỷ nguyên mới này. Ví dụ, Ohio đã tuyên bố mình là một thành phố công nghiệp 4.0 để thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển đổi mới trong sản xuất [3].

Nguồn: AllAboutLean.com
Công nghiệp 4.0 là một cơ hội lớn mà các doanh nghiệp có thể tận dụng để đầu tư và phát triển công nghiệp trong thời đại mới. Như một tấm gương đi đầu, Ohio đã tự tuyên bố mình là thành phố công nghiệp 4.0 đích thực, để thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển sáng tạo trong sản xuất [3]. Đây cũng được gọi là nền công nghiệp với "các nhà máy thông minh", nơi mà việc ra quyết định được thực hiện thông qua màn hình thực và hệ thống mạng đa nhiệm; được vận hành thông qua các thuật toán và robot. Hiểu một cách đơn giản hơn, công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra một mạng lưới hiệu quả trong tiếp xúc và hợp tác giữa con người và công nghệ không dây, trong sản phẩm và sản xuất.
2. Các giai đoạn của nền Công nghiệp 4.0
Công nghiệp 4.0 vẫn đang ở giai đoạn phát triển nên nhiều chuyên gia chưa muốn gọi nó là giai đoạn mới của cuộc cách mạng công nghiệp. Đó là nền công nghiệp được định hướng bởi công nghệ với nền tảng là trí tuệ nhân tạo, robot tiên tiến, cảm biến, hệ thống điện toán đám mây, phân tích dữ liệu, Internet, các thuật toán và các thiết bị thông minh. Tương lai của Công nghiệp 4.0 sẽ dựa trên việc tạo ra một "chuỗi giá trị toàn cầu tương thích, được chia sẻ bởi nhiều doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ" [4].
Trong khi Công nghiệp 4.0 đang dần phát triển, các doanh nghiệp vẫn còn do dự trong việc thích ứng hoàn toàn với các giải pháp do Công nghiệp 4.0 đưa ra, do những lo ngại về an ninh và chi phí liên quan. Ví dụ, với việc tích hợp các giải pháp web và mạng truyền thông không dây, các doanh nghiệp có thể đối mặt với mối đe dọa về vấn đề bảo mật dữ liệu, hơn nữa, việc giám sát của con người trong quá trình sản xuất giảm đi được xem là một mối đe dọa đối với tính toàn vẹn trong quá trình sản xuất [5]. Ngoài ra, còn có những lo ngại về chi phí tăng cao, trong trường hợp các công việc kỹ thuật, mối đe dọa mất việc làm đối với con người, và lo ngại rằng khó có thể đạt được sự ổn định và độ tin cậy cần thiết để tạo ra một mạng lưới truyền thông vật lý và không gian mạng hiệu quả. Các doanh nghiệp đang đối mặt với những thách thức lớn khi thích ứng với Công nghiệp 4.0:

Những khó khăn trong việc thích nghi với nền công nghiệp 4.0
3. Doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng trong nền Công nghiệp 4.0?
Để chuẩn bị cho Công nghiệp 4.0, doanh nghiệp cần có kế hoạch với những biện pháp quyết liệt. Nếu không, như những mối lo ngại và đe dọa tiềm ẩn đã được đề cập trong phần trước, quá trình thích ứng có thể tạo ra nguồn chi phí khổng lồ. Để giúp doanh nghiệp có được sự thích ứng dễ dàng hơn, chúng tôi xin đưa ra một số bước mà các doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Xác định mục đích và mục tiêu rõ ràng
- Phân tích yêu cầu, chi phí và ngân sách
- Xây dựng chiến lược phù hợp và hiệu quả
- Các nhà lãnh đạo hàng đầu cần tiên phong áp dụng những thay đổi
- Xác định rõ mục tiêu và nguyện vọng của nhân viên
Trên đây là những bước quan trọng để doanh nghiệp phân tích đầy đủ các nhu cầu và yêu cầu, nhằm thích ứng và bứt phá với Công nghiệp 4.0. Nếu không có mục tiêu và chiến lược cụ thể, cũng như không thể xác định được đầu vào, kết quả đầu ra sẽ đầy rủi ro và không thể đoán trước. [6]
b. Xác định khả năng của bạn
Công nghiệp 4.0 chủ yếu dựa trên sự sẵn có của ba yếu tố chính: "internet vạn vật", phân tích dữ liệu và không gian mạng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng cần thiết cho một quy trình sản xuất hoàn toàn tự động và "sự tích hợp giữa thế giới vật lý và ảo" không chỉ giới hạn ở các thiết bị thông minh. Do đó, để chuẩn bị cho Công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cần phân tích xem liệu họ có thể chịu được chi phí của quá trình chuyển đổi hoàn toàn hay không. Ngoài ra, một trong những điều doanh nghiệp cần phát triển là hệ thống thông tin minh bạch, vì ban đầu máy móc sẽ hoàn thành các quy trình thông qua việc ngữ cảnh hóa thông tin được cung cấp, và có thể xảy ra vấn đề về tính minh bạch nếu bản sao ảo của thông tin được tạo ra bởi máy móc dựa trên thông tin không chính xác. Thứ ba, nguồn nhân lực cần được đào tạo về công nghệ để máy móc có thể hỗ trợ con người và con người hỗ trợ máy móc trong các nhiệm vụ của họ. Điều cần thiết là máy móc phải được tự động hóa hoàn toàn để các quyết định đơn giản và nhỏ có thể được thực hiện độc lập bởi máy móc.

c. Bắt đầu bằng dự án thí điểm
Cách tốt nhất để học là thực hành và phương án tối ưu nhất để doanh nghiệp thích nghi với Công nghiệp 4.0 là thực hiện dự án thí điểm. Nếu các dự án thí điểm không thành công, doanh nghiệp vẫn có thể rút kinh nghiệm từ những thất bại và xây dựng chiến lược làm việc riêng cho mình. Nếu thành công, chắc chắn doanh nghiệp sẽ thu được những kinh nghiệm giá trị và có nhìn nhận sâu sắc hơn, từ đó có thể mạnh dạn tài trợ cho những dự án tầm cỡ [7]. Như đã đề cập ở trên, Công nghiệp 4.0 dựa trên một số yếu tố quan trọng như công nghệ thông tin không dây, cảm biến không gian mạng và các công cụ phân tích dữ liệu mạnh; doanh nghiệp không nhất thiết phải thích ứng hoàn toàn Công nghiệp 4.0 cùng một lúc mà nên bắt đầu từ một dự án thí điểm, ví dụ như một hệ thống nhỏ được điều hành qua cơ sở hạ tầng Công nghiệp 4,0 cũng có thể giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về nhu cầu và yêu cầu của họ, sau đó xây dựng một kế hoạch dài hơi hơn để đạt được hiệu quả mong muốn. Để chuẩn bị thực hiện thí điểm, các doanh nghiệp có thể làm theo hướng dẫn sau:
- Xác định một phạm vi ứng dụng nhỏ và cụ thể
- Kết hợp một khái niệm end-to-end của Công nghiệp 4.0
- Sự kết hợp của con người, quy trình và hệ thống là chìa khóa thành công
- Thiết kế cơ sở hạ tầng trên một ý tưởng mới
- "Đẩy mạnh ứng dụng đổi mới kỹ thuật số trong các hoạt động của bạn" [8]
Công nghiệp 4.0 đang đến gần chúng ta hơn bao giờ hết, không còn nghi ngờ gì về tương lai của công nghiệp, các doanh nghiệp sẽ sớm phải lựa chọn giữa thích nghi và thụt lùi.
Câu hỏi cần đặt ra bây giờ: đâu là con đường để doanh nghiệp xây dựng chiến lược thích ứng với thời đại 4.0, kịp thời và hiệu quả.
Đăng ký demo miễn phí của vRoute - Phần mềm quản lý giao hàng tối ưu
---
Tài liệu tham khảo
[1] Bernard Marr, a Forbes Contributor- http://www.forbes.com/sites/bernardmarr/2016/06/20/what-everyone-must-know-about-industry-4-0/#1539ceac4e3b
[2] Cornelius Baur- http://www.mckinsey.com/business-functions/operations/our-insights/manufacturings-next-act
[3] Bernard Marr, a Forbes Contributor- http://www.forbes.com/sites/bernardmarr/2016/06/20/what-everyone-must-know-about-industry-4-0/#1539ceac4e3b
[4] Cornelius Baur- http://www.mckinsey.com/business-functions/operations/our-insights/manufacturings-next-act
[5] After World War II, we entered a fourth industrial revolution, with great advancement in electronics." Rose, Arnold M. "Automation and the Future Society." Commentary 21 (1956): 274
[6] Cornelius Baur- http://www.mckinsey.com/business-functions/operations/our-insights/manufacturings-next-act
[7] Cornelius Baur- http://www.mckinsey.com/business-functions/operations/our-insights/manufacturings-next-act
[8] Cornelius Baur- http://www.mckinsey.com/business-functions/operations/our-insights/manufacturings-next-act
Cuộc Cách Mạng Công nghiệp 4.0 - Những điều cần biết