top of page

The World Of Innovative Logistics

Abivin vRoute 4.0 is free now!

Tại sao chi phí logistics ở Việt Nam cao như vậy?

Chi phí dành cho logistics của Việt Nam ở mức cao trong khu vực và trên thế giới. Theo số liệu của Tổ chức đánh giá hoạt động kinh doanh quốc tế Armstrong & Associates, tổng chi phí logistics của Việt Nam năm 2016 là 41,26 tỷ USD, tương đương khoảng 20,8% tổng GDP, trong khi con số này ở các nước phát triển chỉ từ 9 - 14%. Trong đó chi phí vận tải chiếm tới gần 60% bởi khối lượng hàng hoá chủ yếu vận chuyển qua đường bộ. Do vậy, ngành dịch vụ logistics Việt Nam còn nhiều cơ hội để giảm chi phí.

Tổng chi phí kho vận/GDP thế giới năm 2015
Tổng chi phí kho vận/GDP thế giới năm 2015

Theo báo cáo của VCSC, tốc độ tăng trưởng ngành logistics nhanh, hiện tại ở mức 20%/năm. Theo Ngân hàng Thế giới (Worldbank), chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) năm 2018 của Việt Nam đứng thứ 39/160 nước, đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapore và Thái Lan. Mục tiêu tới năm 2025 của ngành logistics Việt Nam là đạt tốc độ tăng trưởng 15 - 20%; xếp hạng LPI đạt từ 50 trở lên. Để đạt được mục tiêu này, ta phải tìm hiểu nguyên nhân phát sinh leo thang chi phí và đề xuất giải pháp. Vậy điều gì đã khiến chi phí vận tải ở Việt Nam cao như vậy?


1. Năng lực các doanh nghiệp logistics


Thị phần các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam
Thị phần các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam

Hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải ở Việt Nam, nếu tính cả các doanh nghiệp có ngành nghề liên quan logistics là gần 300.000. Tuy nhiên, theo Hiệp hội dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), các doanh nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ và hoạt động kinh doanh chưa được tối ưu hóa do:

  • Các công ty logistics đa quốc gia chiếm phần lớn thị phần ngành logistics, xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh, tình trạng ép giá doanh nghiệp nhỏ. VLA cho biết thực tế vốn điều lệ bình quân của các doanh nghiệp logistics chỉ khoảng 4-6 tỷ đồng, 72% là doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn nhỏ hơn 20 tỷ. Chủ tịch VLA nhấn mạnh: "gần 70% doanh nghiệp logistics Việt Nam thuộc loại không tài sản, việc đầu tư trang thiết bị, phương tiện vận tải chỉ chiếm 16%, kho bãi, cảng khoảng 4% còn lại phải đi thuê ngoài."

  • Phối hợp và kết nối các doanh nghiệp logistics còn lỏng lẻo thể hiện ở thực tế 40 - 50% xe chỉ chạy 1 chiều rồi quay về; các doanh nghiệp chưa tham gia sàn giao dịch, hợp tác, sáp nhập.

  • Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, chất lượng không cao, không chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được quy mô vốn và trình độ kiến thức cao, không chỉ về vận tải mà còn về quản trị, phương pháp lưu chuyển hàng hóa,... Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sở hữu số lượng lao động ít, trong đó chỉ 5 - 7% có đào tạo bài bản và chuyên nghiệp.


2. Thuế và phí


Chủ trương của nhiều Bộ ngành và xu hướng đầu tư vận tải khiến việc cắt giảm chi phí gặp nhiều khó khăn
Chủ trương của nhiều Bộ ngành và xu hướng đầu tư vận tải khiến việc cắt giảm chi phí gặp nhiều khó khăn

Các loại phí vận tải chính, phụ phí, thuế tạo thành rào cản không cho ngành logistics có cơ hội phát triển. Ngoài ra, chủ trương của nhiều Bộ ngành và xu hướng đầu tư vận tải khiến cho việc cắt giảm chi phí càng gặp nhiều khó khăn.

  • Chi phí nhiên liệu tăng cao như: chi phí xăng dầu hiện tại chiếm khoảng 30 - 35% tổng chi phí logistics và được dự đoán sẽ tăng 40% lên giá "kịch trần" nếu đề xuất tăng phí bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính được thông qua.

  • Nhiều loại phụ phí và kiểm tra chồng chéo như: phí cầu đường BOT chiếm 10 -15% và vẫn tiếp tục thu hút đầu tư; phí kiểm tra chuyên ngành cho khoảng 100.000 mặt hàng khác nhau, trong đó 58% mặt hàng phải kiểm tra 2- 3 lần,.. ước tính tiêu tốn của doanh nghiệp 14.300 tỷ/năm và 28,6 triệu ngày công.

  • Các loại thuế, phí không hợp lý hoặc tiêu cực trong các khâu hồ sơ, thủ tục như phí "bồi dưỡng" lực lượng kiểm tra,..


3. Cơ sở hạ tầng, công nghệ


Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ và đứt gãy
Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ và đứt gãy

Dù đã được đầu tư nhiều qua dòng chảy FDI thời gian gần đây, tuy nhiên, giao thông hạ tầng tại Việt Nam vẫn chưa bắt kịp tiến độ phát triển của ngành logistics, không đáp ứng được dòng chảy hàng hoá gia tăng và chưa đồng đều với vận tải đa phương thức. Đây là điểm yếu làm hạn chế khả năng tăng trưởng của logistics Việt Nam.

  • Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, tính kết nối còn hạn chế giữa vận tải đường biển, đường sắt và đường bộ; thiếu trung tâm logistics cấp quốc gia, quốc tế tại khu vực kinh tế trọng điểm để làm đầu mối phân phối hàng hoá. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra: "Hiện nay anh làm sân bay chỉ lo làm sân bay, anh làm cảng biển chỉ lo làm cảng biển, anh làm đường sắt chỉ lo đường sắt. Nhưng kết nối chúng với nhau thì không ai nghĩ đến. Hạ tầng không có sự kết nối sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển”. Hệ thống giao thông yếu kém là nguyên nhân tắc nghẽn giao thông, thiếu hiệu quả trong vận tải, thể hiện ở vận tốc bình quân của xe tải lưu thông trên các tuyến quốc lộ Việt Nam là 35km/h.

  • Các phương tiện chưa được đóng mới, đăng kiểm đúng hạn, gây ra sự chênh lệch trong chi phí vận chuyển các loại hình vận tải. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam, 17 năm là độ tuổi bình quân của xe tải Việt Nam so với 7 năm ở Bắc Mỹ.

  • Thiết bị lưu kho, xếp dỡ lạc hậu, không đồng bộ, làm chậm quá trình bốc dỡ, gây hỏng hóc hàng hoá. Theo báo cáo của Hiệp hội Logistics Việt Nam, mỗi năm các doanh nghiệp có thể tiết kiệm 100 triệu chi phí lưu kho.

  • Doanh nghiệp Việt Nam không sẵn sàng đổi mới, tỷ lệ áp dụng công nghệ thông tin thấp. Ví dụ: ERP 10%; EDI 17%; TMS 19%; GPS 29%...; trong khi đó ở Thuỵ Điển và Na Uy, tỉ lệ áp dụng EDI lần lượt là 29% và 43%, tỉ lệ áp dụng GPS là 37% ở Phần Lan trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nhỏ.


Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp được khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ logistics và sức cạnh tranh trong ngành. Thị trường logistics Việt Nam tiềm năng và còn nhiều dư địa để phát triển. Bằng việc áp dụng công nghệ mới, Abivin giúp nâng cao năng lực logistics, đặc biệt giảm tới 30% chi phí giao hàng chặng cuối và củng cố công tác quản lý cho các doanh nghiệp.



Tài liệu tham khảo:

  1. http://congthuong.vn/phat-trien-nganh-dich-vu-logistics-viet-nam-ngang-tam-khu-vuc-va-the-gioi-102110.html

  2. https://www.researchgate.net/figure/ICT-tools-adopted-by-small-logistics-service-providers-in-the-Scandinavian-countries_fig1_235975192

  3. http://bnews.vn/vi-sao-chi-phi-logistics-cua-viet-nam-lai-cao-/81856.html

  4. http://www.baogiaothong.vn/vi-sao-chi-phi-logistics-o-viet-nam-cao-vot-d248041.html

  5. http://www.nhandan.com.vn/antuong/item/36199502-giam-ganh-nang-chi-phi-logistics.html

  6. https://baomoi.com/thu-tuong-can-nguon-nhan-luc-de-phat-trien-dich-vu-logistics/c/25683234.epi

  7. http://www.vla.com.vn/thong-tin-cua-vla-ve-dich-vu-logistics-viet-nam.html

  8. https://baomoi.com/doanh-nghiep-logistic-viet-khat-vong-dao-nguoc-cuoc-choi/c/25317103.epi

0 comments
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page