top of page

The World Of Innovative Logistics

Abivin vRoute 4.0 is free now!

Các mô hình phân phối ở Việt Nam: Sơ cấp, Thứ cấp và Chặng cuối

Updated: Jun 4, 2021

Tới năm 2018, Việt Nam có hơn 150 trung tâm thương mại, 800 siêu thị, 9.000 chợ truyền thống và 2,2 triệu cửa hàng nhỏ theo số liệu của Bộ Công Thương Việt Nam [1]. Có ba mô hình phân phối phổ biến ở Việt Nam: Sơ cấp, Thứ cấp và Chặng cuối (Last-mile). Những mô hình trên có đặc điểm gì khác nhau?


1. Phân phối sơ cấp


Phân phối sơ cấp là phân phối thành phẩm từ điểm cung cấp ban đầu (nhà sản xuất/nhà máy/nơi lắp ráp) tới các trung tâm phân phối của nhà phân phối.


Các mô hình phân phối ở Việt Nam
Các mô hình phân phối ở Việt Nam

Nguồn ảnh: Department for Transport [DfT] (2007). Key Performance Indicators for Food and Drink Supply Chains. Benchmarking Guide. London: Freight Best Practice. (p.3)


Thay vì chấp nhận thử thách bán hàng trực tiếp cho khách hàng, nhà sản xuất sẽ vận chuyển hàng cho các bên trung gian (nhà phân phối) và giao quyền phân phối sản phẩm cho họ. Chính vì vậy, các nhà phân phối nắm trong tay dòng chảy của sản phẩm ngay từ điểm bắt đầu. Đây có thể nói là một giai đoạn không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường của nước ta, nơi có hàng loạt doanh nghiệp sản xuất nhỏ và rất nhỏ. Các nhà phân phối có một vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn này. Họ mang hàng hóa từ nhà sản xuất tới đúng đối tượng khách hàng. Các nhà phân phối kết nối nhà sản xuất với nhà bán lẻ, họ bán sản phẩm trên nhiều kênh và xử lý các yêu cầu logistics mà nhà sản xuất không thể hoặc không muốn tự thực hiện.


2. Phân phối thứ cấp


Phân phối thứ cấp là sự vận chuyển sản phẩm từ nhà phân phối tới các trung tâm phân phối nhỏ hơn, siêu thị, nhà bán lẻ hoặc khách hàng (điểm giao). Nhiều khi, khái niệm Phân phối thứ cấp trùng với Phân phối chặng cuối nếu điểm giao là khách hàng cuối. Nói chung, đây được coi như giai đoạn phân phối sản phẩm tới một hoặc nhiều bên trung gian trước khi tới được khách hàng cuối.

Mô hình phân phối thứ cấp
Mô hình phân phối thứ cấp

Giai đoạn phân phối này cho thấy tầm ảnh hưởng của các nhà phân phối tới cả mạng lưới phân phối. Giai đoạn này cũng giúp giảm gánh nặng cho nhà sản xuất, khi mà sản phẩm của họ đã được vận chuyển từ kho tới các cửa hàng tiện lợi, các nhà bán lẻ bởi bên trung gian. Các siêu thị cũng được xem như những nhà phân phối rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Các nhà phân phối hàng đầu tại Việt Nam có thể kể đến MESA Group, Phu Thai, Thuan Hung Co., và DKSH, trong khi Vinmart, Citimart, Intimex là những siêu thị phổ biến nhất. Thời điểm hiện tại, Việt Nam có 1.765 cửa hàng tiện lợi, tức là một cửa hàng phục vụ cho 54.400 người [3]. Những cửa hàng tiện lợi nổi tiếng là Vinmart+, Circle K, Shop & Go và G7 Mart.


3. Phân phối chặng cuối


Trong mạng lưới logistics, phân phối chặng cuối là giai đoạn cuối cùng, nơi thành phẩm được vận chuyển đến người dùng hoặc doanh nghiệp đã đặt và mua chúng. Giai đoạn này bao gồm hoạt động vận chuyển từ cửa hàng/trung tâm phân phối nhỏ tới khách hàng/người dùng cuối.


Phân phối chặng cuối
Phân phối chặng cuối

Ông Vaughan Ryan, Giám đốc điều hành công ty Nielsen Việt Nam cho biết: "Trong một thị trường với 1,3 triệu cửa hàng truyền thống, đưa hàng hóa vào cửa hàng là một thử thách vô cùng khó khăn". Theo nghiên cứu của Datexcorp, chi phí vận chuyển trong giao hàng chặng cuối chiếm khoảng 28% chi phí vận chuyển của sản phẩm [4]. Cùng với sự phát triển của ngành thương mại điện tử và bán lẻ ở Việt Nam, giao hàng chặng cuối có tiềm năng lớn để trở thành một thành phần không thể thiếu trong logistics nước ta.


Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội là thử thách. Theo báo cáo của Asia Plus Inc, khoảng 36% người tiêu dùng dễ dàng thay đổi quyết định ngay cả sau khi đặt mua, dẫn tới 78% người tiêu dùng lo lắng về quy chế đổi trả hàng. Gần một phần tư người mua hàng qua mạng mong muốn nhận sản phẩm càng sớm càng tốt, ngay cả nếu họ phải trả thêm chi phí (theo McKinsey).


Theo khảo sát DI Marketing, 85% người tiêu dùng Việt Nam thích trả tiền khi nhận hàng (COD), cho thấy mong muốn sờ tận tay sản phẩm trước khi trả tiền [4]. Kết quả là doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ dòng tiền ở chặng cuối. Đó là lý do họ cần có giải pháp tối ưu lộ trình giao hàng, đảm bảo sản phẩm được giao đến đúng địa điểm và thời gian mà tài nguyên được tối ưu. Phần mềm quản lý vận tải Abivin vRoute được thiết kế chuyên biệt để giải quyết những vấn đề này ở ASEAN, giúp người điều phối theo dõi toàn bộ các chặng phân phối. Dù là Sơ cấp, Thứ cấp hay chặng cuối, Abivin vRoute - Phần mềm Quản lý Vận tải và Tối ưu Lộ trình cũng có thể hỗ trợ bạn.

Tài liệu tham khảo

  1. https://english.vietnamnet.vn/fms/business/194267/the-rise-of-convenience-stores--minimart-chains.html

  2. http://www.sggp.org.vn/doanh-nghiep-noi-gap-kho-khau-phan-phoi-hang-73450.html

  3. https://www.nordeatrade.com/en/explore-new-market/vietnam/distribution

  4. https://vilas.edu.vn/infographic-last-mile-delivery-giao-hang-chang-cuoi.html

  5. http://wiki4city.ieis.tue.nl/index.php?title=Primary_distribution

  6. http://wiki4city.ieis.tue.nl/index.php?title=Secondary_distribution

0 comments
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page