top of page

The World Of Innovative Logistics

Abivin vRoute 4.0 is free now!

Ngành Hàng Tiêu Dùng Nhanh (FMCG) 2019 - Tổng Quan Và Triển Vọng

Updated: Dec 17, 2021

Trong năm 2019, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã có những dấu mốc phát triển ấn tượng. Cộng hưởng với sự phát triển của thương mại điện tử, các doanh nghiệp trong ngành FMCG đã mở rộng kênh bán hàng, dịch chuyển mô hình sang D2C và nâng cao doanh thu. Vậy, trong tương lai, ngành hàng này có tiềm năng phát triển như thế nào? Hãy cùng Abivin tìm hiểu trong bài viết sau!

Tổng quan về ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)


FMCG là ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh, là lĩnh vực được xác định bởi các sản phẩm bán ra một cách nhanh chóng với chi phí tương đối thấp. Điều này có nghĩa là các công ty hàng tiêu dùng nhanh dựa chủ yếu vào lợi nhuận trên cơ sở số lượng lớn hàng hóa bán ra. Số lượng hàng bán ra càng nhiều và càng nhanh thì lợi nhuận càng nhiều. Đối với các nhà sản xuất lớn, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn sản phẩm có thể được đưa ra khỏi dây chuyền sản xuất trong một phút. Ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh thường được phân loại thành bốn lĩnh vực như sau: Đồ gia dụng, đồ tiêu dùng cá nhân, đồ ăn uống, và đồ dùng chăm sóc sức khỏe cơ bản.



Từ quan điểm của người tiêu dùng, các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh tương đối rẻ và thiết yếu trong tiêu dùng hàng ngày, ví dụ như thực phẩm, đồ uống và các nhu yếu phẩm khác trong gia đình. Điều này có nghĩa là các sản phẩm tiêu dùng nhanh phải luôn luôn có sẵn trong các cửa hàng và chợ gần khu dân cư. Thông thường các công ty hàng tiêu dùng nhanh lớn không trực tiếp bán hàng cho người dùng mà sử dụng một mạng lưới các nhà bán lẻ để cung cấp sản phẩm cho khách hàng.


Như vậy, sẽ có rất nhiều dịch vụ cung ứng nhằm vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến nhà phân phối, từ nhà phân phối đến nhà bán lẻ cho khách hàng. Vì doanh số bán hàng của ngành này cao với một mạng lưới rộng lớn các nhà bán lẻ cho nên việc phân phối là một công đoạn hoạt động rất quan trọng, có giá trị lớn. Công tác quản lý cung ứng luôn chịu áp lực nặng nề nhằm giảm thiểu chi phí trong công đoạn này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)

Xu hướng thị trường​ ảnh hưởng đến ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)


Cũng giống như tên gọi của nó, các ngành hàng tiêu dùng nhanh có một sự thay đổi nhanh chóng và thường chỉ sau xu hướng toàn cầu lớn như kinh tế, y tế hay công nghệ. Các chuyên gia tại McKinsey & Co đã xác định được năm yếu tố chi phối, thúc đẩy thay đổi đối với người tiêu dùng trong 15 năm tới.



Từ bảng trên, chúng ta có thể thấy một số vấn đề chính: Lớp người trung niên sẽ tăng nhanh trong khi dân số tiếp tục già đi, điều này sẽ dẫn đến chi phí lao động tăng. Người tiêu dùng cá nhân ngày càng đòi hỏi nhiều tiện ích hơn và dựa nhiều vào thói quen mua sắm của họ chứ không chỉ trên cơ sở chất lượng của sản phẩm. Nhiều người sẽ sử dụng các thiết bị di động để kết nối và dựa vào đó để quản lý các hoạt động hàng ngày của họ, bao gồm cả mua sắm. Khi người tiêu dùng đang ngày càng tận dụng sự tiện lợi do các thiết bị kỹ thuật số thông minh cung cấp, thì các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cũng phải dựa trên công nghệ mới để giữ khách hàng hiện tại, đồng thời thu hút những người mới. Đối với người trẻ bận rộn và người già thì sự tiện lợi mới được phát hiện của hoạt động mua sắm trực tuyến đã trở nên vô cùng hữu ích.


Thị trường mới nổi​ cho ngành hàng tiêu dùng nhanh


Châu Á tiếp tục là một thị trường hàng đầu cho tiêu thụ bán lẻ. Trong khi các thương hiệu sản phẩm địa phương vẫn đang chi phối khu vực này, thì nhiều tập đoàn nước ngoài cũng vẫn được thu hút để thiết lập văn phòng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cao của một bộ phận dân cư có tiềm năng.


Ngày nay, Châu Á chiếm số lượng lớn nhất trên toàn cầu về số người sử dụng điện thoại thông minh, trên 50 phần trăm [1], trong khi tăng trưởng truy cập Internet tại Châu Á-Thái Bình Dương được dự báo vẫn ở mức khoảng 7% cho đến năm 2019 [2]. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ ngày càng phát triển và chi phối người tiêu dùng ở châu Á; các cửa hàng tạp hóa, kể cả cửa hàng truyền thống hiện nay cần phải tự đổi mới và số hóa các hoạt động.


Đổi mới trong ngành hàng tiêu dùng nhanh: Các hệ thống phần mềm quản lý được sử dụng rộng rãi


Cân nhắc tất cả các đặc điểm và xu hướng nêu trên, hầu hết các công ty hàng tiêu dùng nhanh hiện nay đều đã được áp dụng các giải pháp công nghệ cho các lĩnh vực khác nhau trong hoạt động kinh doanh của họ. Trước đây, các công ty ứng dụng công nghệ trong thiết kế và phát triển các sản phẩm chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân họ, ví dụ, "Coca-Cola, Hershey, và Lowe đã đầu tư phòng thí nghiệm SU, một chương trình của Đại học đặc biệt thuộc Thung lũng Silicon, như trang web của họ viết, nhằm giúp thí nghiệm các công nghệ mới xuất hiện cho các công ty trước khi chúng được phổ biến rộng rãi. "Tuy nhiên, các công ty ngày nay phải số hóa không chỉ để cho mình mà còn cho cả người tiêu dùng [3].


Trước hết, với số lượng lớn các sản phẩm, các công ty hàng tiêu dùng nhanh thường phải có nhiều kho lưu trữ các mặt hàng khác nhau từ sàn đến trần nhà trong các khu vực riêng biệt. Một hệ thống quản lý kho hàng kỹ thuật số (WMS) sẽ giúp nhà quản lý xác định vị trí, theo dõi và đánh giá giá trị hàng tồn kho hiệu quả. Đối với các tập đoàn lớn với một loạt các dòng sản phẩm và các nhãn hiệu khác nhau, việc theo dõi các kho dự trữ hàng và các biến động hàng hoá sẽ là một nhiệm vụ khó khăn nếu vẫn sử dụng phương pháp truyền thống. Với sự hỗ trợ của WMS, các nhà quản lý sẽ có sự bao quát tốt hơn và cải thiện được việc kiểm soát hàng tồn kho của họ với độ chính xác cao hơn.


Trên mặt trận kinh doanh rất năng động, các doanh nghiệp có quá nhiều nhân viên bán hàng sẽ thường cảm thấy khó khăn trong việc quản lý họ một cách hiệu quả. Các nhà quản lý phải theo dõi mọi yêu cầu công việc, đơn hàng và thông tin khách hàng, cũng như chia sẻ chúng trong nội bộ để phối hợp giữa mọi người và các tổ, đội. Phần mềm bán hàng Force Automation (SFA) sẽ không chỉ giúp mỗi nhân viên bán hàng có thể tổ chức công việc hàng ngày của họ tốt hơn mà còn cho phép các nhà quản lý bán hàng giám sát các hoạt động nhóm và công việc liền mạch. Dữ liệu đầu vào và các báo cáo sẽ được cung cấp tự động và dựa trên điện toán đám mây.


Tuy nhiên, một hoạt động kinh doanh thực sự thành công không chỉ dừng lại sau khi một khách hàng mới mua hàng hoặc đặt lệnh. Khách hàng sành điệu ngày nay luôn tìm kiếm kinh nghiệm mua sắm tổng hợp, có chất lượng và thuận tiện, được ưu đãi ở mức cao, do vậy, giai đoạn giao hàng đã bắt đầu đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định hình ảnh của một thương hiệu. Nhiều nhóm người tiêu dùng bận rộn hiện nay không còn muốn tìm đến các cửa hàng hoặc thị trường để mua vật dụng hàng ngày như thực phẩm hoặc chất tẩy rửa. Họ muốn những sản phẩm được gửi đến ngưỡng cửa của họ trong khi họ đang cần tiết kiệm thời gian và công sức để làm việc khác.


Một hệ thống quản lý giao hàng năng động cho khách hàng sẽ đảm bảo sản phẩm hoàn thiện của bạn tiếp cận người tiêu dùng một cách nhanh chóng và với chi phí có hiệu quả. Trong khi phần mềm tối ưu hóa tuyến đường không phải là mới đối với các nền kinh tế phát triển, nhưng nó lại chưa được sử dụng rộng rãi trong các thị trường châu Á mới nổi. Điều này chủ yếu là do hệ thống giao thông của khu vực này có các đặc tính riêng biệt, thường phức tạp hoá thêm công việc của những người giao hàng. Các phần mềm quản lý giao hàng đến người dùng cuối sẽ cài đặt những điểm đặc biệt của từng địa phương, chẳng hạn như đặc điểm xe máy phổ biến ở Việt Nam, để tạo ra các tuyến đường giao hàng tối ưu và giữ cho các nhà quản lý cập nhật từng chuyến giao hàng theo thời gian thực. Kết quả nhiều nhân viên giao hàng sẽ giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí lao động.


FMCG: Xu Thế Trong Năm 2019 Và Dự Đoán Tương Lai

Nếu các công ty trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) muốn đưa ra những quyết định mang tính chiến lược trong tương lai gần, hiểu được xu thế thị trường của ngành là điều tối quan trọng. Do vậy, dự báo thị trường là bắt buộc với các công ty. Dưới đây là 7 yếu tố ảnh hưởng đến thị trường FMCG trong năm 2019 và chúng cũng được kỳ vọng rằng sẽ thay đổi bức tranh tương lai của ngành FMCG trong những năm tới.


1. Sự tăng trưởng của thương mại điện tử (E-commerce)


Năm 2019 chứng kiến sự gia tăng đáng kể về doanh thu của ngành thương mại điện tử. Mọi người từ mọi độ tuổi, giới tính tham gia mua bán thông qua các kênh thương mại điện tử. Đắng chú ý hơn, năm 2020, doanh thu thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ vượt ngưỡng 4 nghìn tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng gấp 4 lần những kênh thương mại truyền thống, năm 2022, thương mại điện tử của các nhãn hàng tiêu dùng nhanh được dự đoán sẽ chiếm từ 10 đến 12% tổng doanh thu ngành, tạo nên một cơ hội trị giá tới 400 tỷ USD cho những công ty thuộc ngành FMCG.


TMĐT ảnh hưởng đến tiêu dùng nhanh FMCG

2. Xu hướng thích sự tiện lợi của khách hàng


Ngày càng nhiều người theo đuổi phong cách sống bận rộn làm cho nhu cầu với các mặt hàng tiện lợi tăng nhanh vào năm 2019. Đó cùng là một lý do vì sao con người dành nhiều niềm yêu thích hơn cho đồ ăn & đồ uống tiện lợi - những đồ dễ dàng mua, tiêu thụ nhanh và thực phẩm chất lượng cao.


3. Niềm yêu thích với những sản phẩm lành mạnh


Xu hướng “eat clean” đang rất phổ biến trong cộng đồng các bạn trẻ hiện nay. Không chỉ tốt cho sức khoẻ, nó còn được truyền cảm hứng bởi nhiều người nổi tiếng - từ đó gia tăng tầm hiểu biết và hứng thú của mọi người. Những đồ ăn lành mạnh cũng được tin rằng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp duy trì tuổi thọ và đã được áp dụng từ thời cổ đại.


4. Sự gia tăng thu nhập sau thuế giúp tăng lượng khách hàng ở Châu Á


Tăng trưởng GDP chắc chắn sẽ tác động đến thị trường FMCG năm 2019. Những nước đang phát triển như Việt Nam, Indonesia và những nước ở tầng lớp trung lưu như Thái Lan đang đem lại nhiều khách hàng và lợi nhuận hơn cho ngành FMCG toàn cầu. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự đoán rằng ngành FMCG sẽ đón hàng tỉ khách hàng mới vào năm 2020 với mức tiêu thụ từ 10 đến 10 mỗi ngày.


5. Thế hệ Millennials trở thành những người có tầm ảnh hưởng đến thị trường


Thế hệ Millennials là những người sinh ra vào khoảng những năm 1980 đến 2000. Họ đang tìm kiếm những nhãn hàng mới với những dòng sản phẩm đột phá đi kèm với rất nhiều yêu cầu riêng. Họ cũng thích việc chia sẻ thông tin sản phẩm với những người đồng trang lứa thông qua mạng xã hội hơn là bị ảnh hưởng bởi những cách tiếp cận tràn lan trên mạng. Cùng với sự phổ biến của thương mại điện tử, đây sẽ là cơ hội vàng cho những nhãn hàng nhỏ và những nhãn hàng kỹ thuật số trong năm 2019.


6. Sự thay đổi trong suy nghĩ của người tiêu dùng


Người tiêu dùng ngày một ý thức hơn về khả năng bền vững của sản phẩm xuyên suốt chuỗi cung ứng, từ nguồn nguyên vật liệu đến đóng gói vì họ muốn chắc chắn về nguồn gốc của những sản phẩm mình mua.


7. Nhu cầu bị ảnh hưởng bởi mật độ dân số


Hiện tại, những người tiêu dùng FMCG chủ yếu là những người có tuổi. Có thể xem Nhật Bản như một ví dụ điển hình với dân số bao gồm trên 37,3% là những người trên 60 tuổi vào năm 2030. Một số quốc gia khác có tỉ lệ già hoá dân số nhanh có thể kể đến là Việt Nam, Thái Lan và Sri Lanka. Người tiêu dùng những quốc gia naỳ có xu hướng tìm kiếm những thực phẩm xanh, thân thiện với môi trường vì được ảnh hưởng bởi lối sống trách nhiệm cao với cộng đồng. Ô nhiễm không khí, sự tái sinh của nông nghiệp lúc này cũng là một chủ đề được quan tâm nhiều.





Tài liệu tham khảo

[1] https://insideretail.asia/2016/09/07/huge-opportunity-for-fmcg-in-asia/

[2] https://www.emarketer.com/Article/Asia-Pacific-Boasts-More-Than-1-Billion-Smartphone-Users/1012984

[3] http://www.mckinsey.com/industries/consumer-packaged-goods/our-insights/the-consumer-sector-in-2030-trends-and-questions-to-consider

0 comments
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page