top of page

Công Nghệ Đổi Mới Ngành Logistics

Abivin vRoute 4.0 đang miễn phí!

Hub & Spoke Và Point-To-Point, Mô Hình Nào Tốt Hơn Cho Giao Hàng Đường Bộ?

Đã có nhiều tranh luận với mục đích tìm ra cách tốt nhất để đảm bảo tính hiệu quả trong dịch vụ vận tải hàng hóa. Trong đó, có hai phương pháp phân phối phổ biến nhất và được coi là đối lập với nhau, đó là phương pháp Hub-and-Spoke và Point-to-Point. Vậy đâu là chiến lược tốt hơn khi áp dụng cho giao hàng đường bộ?


Mô hình Point-to-Point và Hub-and-Spoke
Mô hình Point-to-Point và Hub-and-Spoke

Một số người nghiêng về lựa chọn hệ thống Hub-and-Spoke. Ở đây, hiểu một cách đơn giản nhất, các địa điểm được kết nối thông qua một vị trí trung gian, được gọi là “Hub”. Theo như hình ảnh minh họa thể hiện mô hình Hub-and-Spoke, 8 địa điểm sẽ có 8 kết nối thay vì 16 kết nối như hệ thống Point-to-Point. Nhìn bề ngoài, hệ thống Hub-and-Spoke có vẻ đơn giản hơn nhưng thật ra cả hai hệ thống đều có những điểm bất lợi và điểm mạnh riêng.


Trước khi đi vào tranh luận xa hơn, chúng ta cần làm rõ sự khác biệt giữa hai chiến lược. Hệ thống Point-to-Point bao gồm tập hợp các địa điểm trực tiếp kết nối với nhau, trong hệ thống các xe tự lấy hàng và giao hàng. Ví dụ, nếu có 8 địa điểm cần kết nối trực tiếp với nhau, ta sẽ cần đến 16 kết nối.


1. Mô hình Point-to-Point


Chúng ta sẽ tiếp cận hệ thống Point-to-Point theo góc nhìn vận tải chiến lược. Như đã đề cập ở trên, hệ thống vận tải này là nơi mà một chiếc xe trực tiếp di chuyển từ địa điểm này qua một địa điểm khác, mà không đi qua bất kỳ trung gian nào. Hệ thống trực tiếp kết nối giữa các địa điểm mà không có bất kỳ sự gián đoạn trong dịch vụ ngay cả trong trường hợp các tuyến đường không trực tiếp nối với nhau.


Mô hình Point-to-Point - Xe trực tiếp di chuyển giữa hai địa điểm, mà không đi qua bất kỳ trung gian nào
Mô hình Point-to-Point - Xe trực tiếp di chuyển giữa hai địa điểm, mà không đi qua bất kỳ trung gian nào

Dưới đây là một đánh giá về ưu điểm của mô hình Point-to-Point:

- Thời gian di chuyển nhanh hơn: Những ý kiến ưu ái cho chiến lược này đều cho rằng thời gian di chuyển nhanh hơn rất nhiều. Mỗi địa điểm đều kết nối trực tiếp, không cần dừng hoặc thay đổi hướng, đó là một cuộc hành trình liên tục và trực tiếp để giao nhận hàng hóa. Điều này có nghĩa là ở mỗi địa điểm đều phải được trang bị đầy đủ và tại địa điểm đó sẽ có thể thực hiện luôn các thủ tục để tiếp nhận hoặc giao hàng.

- Ít bị trì hoãn: Trong hệ thống Point-to-Point, bất kỳ sự chậm trễ nào sẽ chỉ ảnh hưởng đến duy nhất một xe giao hàng. Sự nguy hiểm với hệ thống Hub-and-Spoke là khi có một sự chậm trễ xảy ra, hiện tượng knock-on sẽ lập tức xuất hiện ở điểm chuyển giao, dẫn đến nhiều sự chậm trễ hơn nữa. Hệ thống Point-to-Point độc lập hơn, dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp và giải quyết được vấn đề. Do đó, chiến lược này được coi là ít bị chậm trễ nhất.


Ngược lại, những nhược điểm của hệ thống Point-to-Point là:

- Tốn kém nhiều chi phí: Trong phần ví dụ trên, có 8 địa điểm và các kết nối sẽ phải được tạo ra tùy theo từng trường hợp khác nhau. Trong hệ thống Point-to-Point, các địa điểm đều phải được trang bị đầy đủ dẫn đến việc tăng chi phí vận hành.

- Không hiệu quả: Áp dụng hệ thống Point-to-Point trên đường bộ đòi hỏi sự gia tăng số lượng tài xế để duy trì vô số các kết nối. Các tuyến đường của tài xế không được tối ưu và đa số đều có khả năng di chuyển chung tuyến đường trong khi có thể được giảm tải. Từ đó, việc thiếu hiệu quả cũng sẽ dẫn đến phát sinh chi phí bổ sung.


2. Mô hình Hub-and-Spoke


Mặt khác, chiến lược Hub-and-Spoke tổng hợp các quãng đường di chuyển và tạo ra một điểm trung gian, được gọi là “hub” và từ đó kết nối với các điểm xung quanh, được gọi là “spokes”. Từ đó việc giao hàng sẽ bắt đầu từ một địa điểm và đi đến trạm trung chuyển, từ đó giao hàng hoặc được điều hướng sang các địa điểm khác trong hệ thống.


Mô hình Hub-and-Spoke - Kết nối giữa hub (điểm trung gian) và spokes (các điểm xung quanh)
Mô hình Hub-and-Spoke - Kết nối giữa hub (điểm trung gian) và spokes (các điểm xung quanh)

Trong thời kỳ hiện đại, hệ thống Hub-and-Spoke được ứng dụng trong 99% các dịch vụ giao hàng trên toàn thế giới. Những tổ chức lớn thường tạo ra nhiều khu vực Hub-and-Spoke kết nối với nhau theo mức độ toàn cầu, quốc gia và khu vực. Một ví dụ cho thấy một số lượng lớn các hãng vận chuyển khổng lồ như DHL, UPS, FedEX đều áp dụng hệ thống này.


Chúng ta hãy cùng nhìn vào những lợi thế của mô hình Hub-and-Spoke:

- Về quy mô các kết nối xét theo phương diện kinh tế: Hệ thống kết nối hiệu quả giúp tăng tần số giao hàng trong ngày làm việc. Ví dụ, thay vì chỉ có 1 chuyến hàng mỗi ngày giữa hai cặp địa điểm bất kì trong một hệ thống Point-to-Point, bốn chuyến hàng mỗi ngày là điều có thể thực hiện được.

- Về quy mô các điểm “Hub” xét theo phương diện kinh tế: Có một số lượng lớn phương tiện sẽ đi qua tập trung ở khu vực trung tâm và doanh nghiệp chỉ cần tập trung trang bị cho điểm này để gia tăng tính hiệu quả.

- Về phạm vi hệ thống xét theo phương diện kinh tế: Thông qua việc chia sẻ các trang bị vận tải, việc duy trì và sắp xếp các kết nối, việc sử dụng các phương tiện cũng sẽ giảm xuống. Nguồn tiết kiệm chủ yếu nhờ vào việc tinh giảm hệ thống vận tải.


Và cuối cùng, nhược điểm của phương pháp này là gì?

- Giảm kết nối trực tiếp giữa các điểm: Việc thiếu một liên kết trực tiếp giữa các địa điểm có thể dẫn tới sự trì trệ và có thể là sự quá tải do việc chỉ có một số các trạm trung chuyển chính trong hệ thống

- Thiếu linh hoạt: Khi mọi thứ đều tập trung về một trung tâm chính và tất cả các kết nối trong mạng phải được kết kết với nhau, hiệu ứng domino có nguy cơ xảy ra khi một kết nối gặp trục trặc . Do vậy, thời gian giao hàng đôi khi phải được xác định bằng chuyến giao hàng khác, và bất kỳ vấn đề liên quan có khả năng gây ra tác dụng tồi tệ hơn so với hệ thống Point-to-Point.


Qua việc được sử dụng 99% trong các dịch vụ vận chuyển trên thế giới, rõ rành hệ thống Hub-and-Spoke là lựa chọn phổ biến hơn trong các chiến lược vận tải. Tuy nhiên cả hai chiến lược này đều có một xuất phát thú vị và đều được sử dụng cho đến ngày hôm nay. Mặc dù Hub-and-Spoke phổ biến hơn nhưng hệ thống Point-to-Point cũng có những lợi thế riêng biệt. Cuối cùng, các nhà lãnh đạo sẽ phải tự thỏa hiệp và tạo ra một hệ thống phù hợp nhất mang yếu tố của hai hệ thống này, từ đó đề ra giải pháp đúng đắn nhất cho sự phát triển của tổ chức.

0 bình luận
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page