top of page

Công Nghệ Đổi Mới Ngành Logistics

Abivin vRoute 4.0 đang miễn phí!

1PL, 2PL, 3PL, 4PL và 5PL là gì?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về sự khác biệt giữa 1PL, 2PL, 3PL, 4PL và 5PL trong Logistics.


1PL: 1st Party Logistics - Logistics bên thứ nhất


Logistics bên thứ nhất
Logistics bên thứ nhất

Logistics bên thứ nhất (Logistics tự cấp) có thể là một doanh nghiệp hoặc một cá nhân cần vận chuyển hàng hóa, sản phẩm từ điểm A đến điểm B. Thuật ngữ Logistics tự cấp bao gồm cả người gửi hàng và người nhận hàng. Các doanh nghiệp có thể được coi là logistics tự cấp như doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu/doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp bán buôn, doanh nghiệp bán lẻ hoặc doanh nghiệp phân phối trong lĩnh vực thương mại quốc tế, hoặc bất cứ ai có hàng hóa được chuyển một cách tự túc từ nơi xuất xứ đến nơi mới đều được coi là nhà cung cấp dịch vụ hậu cần của bên thứ nhất.


2PL: 2nd Party Logistics - Logistics bên thứ hai


Logistics bên thứ hai
Logistics bên thứ hai

Logistics bên thứ hai liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng một bộ phận cụ thể của chuỗi cung ứng như đường sắt, đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics của bên thứ hai là các hãng vận chuyển sở hữu tài sản và bao gồm vận chuyển sử dụng các tàu cho thuê riêng và các hãng hàng không mà họ ký hợp đồng. Logistics bên thứ hai chủ yếu được sử dụng để vận chuyển quốc tế hàng hóa nặng và bán buôn và cho mục đích kinh doanh. Ví dụ, 2PL có thể là giao nhận vận tải, môi giới vận chuyển hàng hóa, môi giới hải quan, công ty quản lý xuất khẩu, công ty thương mại xuất khẩu, hiệp hội vận chuyển, công ty đóng gói xuất khẩu...


2PL là hãng vận chuyển thực tế, chẳng hạn như hãng tàu, hãng hàng không, hãng xe. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai thường sở hữu và sử dụng các phương tiện vận tải chuyên dụng để phục vụ cho công việc vận chuyển của họ, đảm nhận vai trò vận chuyển của một giai đoạn cụ thể hoặc đảm nhận một khía cạnh nhỏ trong toàn bộ chuỗi logistics của khách hàng. Ví dụ, các công ty vận chuyển lớn trên thế giới như Wan Hai, Maersk, Yang Ming và EverGreen là những tập đoàn lớn chuyên vận chuyển hàng hóa bằng tàu. Họ có thể được coi là 2PL nếu họ chỉ xử lý vai trò vận chuyển của một giai đoạn cụ thể hoặc cung cấp các dịch vụ vận chuyển duy nhất trong toàn bộ chuỗi logistics của một công ty khách hàng.


3PL: 3rd Party Logistics - Logistics bên thứ ba


Logistics bên thứ ba
Logistics bên thứ ba

Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba được gọi chung là các nhà cung cấp bên ngoài thực hiện một phần hoặc tất cả các chức năng logistics mà không được thực hiện bởi các chuyên gia logistics nội bộ.


Khi các dịch vụ logistics của bên thứ ba bắt đầu phổ biến vào những năm 1970, chức năng của chúng tập trung vào vận hành, kho bãi và dịch vụ vận chuyển. Vào cuối những năm 2000, các dịch vụ này đã phát triển theo nhu cầu của người dùng, chúng bao gồm các dịch vụ kho bãi và vận chuyển như sản xuất hoặc mua sắm hàng hóa, thực hiện đơn hàng, dán nhãn, đóng gói, lắp ráp, dịch vụ công nghệ thông tin, môi giới hải quan, giao hàng và giao nhận.


So với những loại dịch vụ logistics khác, dịch vụ logistics bên thứ ba có những ưu điểm nổi bật như:

  • Sử dụng những chuyên gia logistics thay vì nhân viên nội bộ

  • Thích ứng dễ dàng hơn với những tiến bộ công nghệ

  • Tính linh hoạt về vị trí, dịch vụ, tài nguyên, và nguồn nhân lực

  • Hiệu quả chi phí rất cao

  • Mở rộng khả năng nhanh hơn

Mặt khác, nếu sử dụng dịch vụ hậu cần của bên thứ ba, doanh nghiệp có thể mất kiểm soát ở:

  • Sự kiểm soát vận tải logistics

  • Sự phát triển của các mô hình rẻ hơn và hiệu quả về giá tốt hơn

  • Tính độc lập của doanh nghiệp

Đối với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba, về cơ bản có thể chia họ thành 5 nhóm: vận chuyển, kho/phân phối, giao nhận, tài chính hoặc công nghệ thông tin.

  • Vận tải: Phần lớn các công ty cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba đều là các công ty con của những tập đoàn lớn, ví dụ như FedEx Supply Chain Services or UPS Supply Chain Solutions.

  • Kho/Phân phối: Đây có thể coi là những nhà cung cấp đầu tiên của loại dịch vụ này, chắc năng của họ đã dần chuyển thành hoạt động logistics tích hợp và họ có nhiều kinh nghiệm trong quản lý logistics. Các tổ chức trong danh mục này bao gồm Ozburn-Hessey Logistics và Intral Corporation.

  • Giao nhận: Các doanh nghiệp 3PL này đã mở rộng vai trò trung gian của họ với tư cách là forwarders đến những phạm vi rộng hơn của 3PL.

  • Tài chính: Các doanh nghiệp 3PL này giúp thanh toán cước, kiểm toán, kế toán, kiểm soát chi phí và cung cấp các công cụ quản lý hậu cần. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics dựa trên tài chính bao gồm GE Information Services, AIMS Logistics, and Cass Information Systems.

  • Công nghệ thông tin: Đây là loại hình doanh nghiệp 3PL mới nhất và đang phát triển trong thời gian gần đây.

Ví dụ: DHL và FedEx là những công ty hàng đầu cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu, bao gồm các dịch vụ từ vận chuyển bằng đường hàng không, tối ưu kế hoạch và mạng lưới vận tải, quản lý các bên trung gian, quản lý hệ thống an ninh, Incoterm, bảo hiểm hàng hóa,...


4PL: 4th Party Logistics - Logistics bên thứ tư


So sánh Logistics bên thứ ba và Logistics bên thứ tư
So sánh Logistics bên thứ ba và Logistics bên thứ tư

Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ tư xuất hiện vào giữa những năm 1990 với mục đích chính là đảm bảo rằng tất cả các yếu tố của chuỗi cung ứng đang hướng tới cùng các mục tiêu. Nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ tư là một công ty không sở hữu tài sản. Họ làm việc với nhiều nguồn lực, bao gồm 3PL, để quản lý lập kế hoạch và công nghệ cho hệ thống logistics của khách hàng. 4PL là một dịch vụ quản lý logistics, đóng vai trò điều phối viên cho các dịch vụ khác nhau, bao gồm thiết kế, xây dựng và thực hiện các giải pháp chuỗi cung ứng.


4PL khác với 3PL ở những điểm sau đây:

  • Tổ chức của doanh nghiệp này thường là một thực thể riêng biệt được hình thành bởi một liên doanh hoặc hợp đồng dài hạn giữa khách hàng và một hoặc nhiều đối tác

  • Tổ chức 4PL đóng vai trò liên kết giữa khách hàng và nhiều nhà cung cấp dịch vụ hậu cần

  • Trong điều kiện lý tưởng, tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng khách hàng được quản lý bởi tổ chức 4PL

  • Một tổ chức 3PL lớn có thể thành lập một tổ chức 4PL trong cấu trúc hiện có của nó

Mục tiêu của 4PL cũng là cung cấp giá trị trên toàn bộ chuỗi cung ứng, không chỉ một phân khúc trong chuỗi. Dịch vụ 4PL cũng được xác định bởi nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp 4PL muốn thành công thì cần có một chiến lược hợp lý, bao gồm:

  • Khả năng lãnh đạo: 4PL quản lý dự án, bao gồm các dịch vụ, hệ thống và thông tin.

  • Khả năng quản lý: 4PL quản lý nhiều 3PL cũng như những hoạt động hàng ngày.

  • Công nghệ thông tin: 4PL quản lý sự tích hợp và hỗ trợ đầy đủ của tất cả các hệ thống trong chuỗi cung ứng.

  • Quản lý tài sản: 4PL quản lý vận chuyển, kho, hợp đồng sản xuất, đóng gói và dịch vụ mua hàng.

Logistics bên thứ tư
Logistics bên thứ tư

Một số công ty hiện đang cung cấp các dịch vụ logistics bên thứ tư là UPS, XPO Logistics và công ty Geodis Wilson. Đối với dịch vụ này, công ty hoặc tổ chức đại diện sẽ được khách hàng ủy quyền với tư cách là người quản lý, tập trung vào nâng cao hiệu quả của quy trình và thực hiện toàn bộ chuỗi cung ứng và hậu cần. Do đó, 4PL đang ngày càng trở thành một trong những vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


5PL: 5th Party Logistics - Logistics bên thứ năm


Nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ năm còn được gọi là nhà tổng hợp logistics. Họ sẽ tổng hợp các nhu cầu của 3PL và các loại hình khác thành khối lượng lớn để có được mức giá tốt hơn với các hãng hàng không và công ty vận chuyển khác nhau. Loại logistics này không dựa trên tài sản.


Trong những năm gần đây, 5PL được coi là dịch vụ hậu cần phổ biến và phát triển nhất cho thương mại điện tử hiện nay. 5PL quản lý và điều phối các hoạt động của 3PL và 4PL thông qua các giải pháp thông tin liên quan đến cung và cầu trên thị trường giao hàng thương mại điện tử. Các đặc điểm của 5PL là các hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng OMS, Hệ thống quản lý kho WM và Hệ thống quản lý vận tải TMS). Ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống công nghệ thông tin thống nhất.


Là một Nền tảng Tối ưu Logistics tiên tiến, Abivin vRoute có thể được áp dụng bởi những thành phần khác nhau trong chuỗi cung ứng. Cho dù bạn là 1PL, 2PL, 3PL, 4PL hay 5PL, chúng tôi đều có giải pháp tối ưu cho tất cả các nhu cầu của bạn. Tìm hiểu thêm ngay tại đây!


Tổng kết


1PL là các doanh nghiệp đầu tư vào phương tiện vận chuyển, công cụ hỗ trợ và nguồn lực sẵn có để tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics một cách tự túc nhằm đáp ứng nhu cầu của họ. 2PL tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, góp phần vào một khía cạnh nhỏ trong chuỗi cung ứng của khách hàng. Thông thường 2PL là các doanh nghiệp vận chuyển đường thủy, đường bộ hoặc đường hàng không. Đối với 3PL và 4PL, nói chung, cả hai đều tham gia vào các hoạt động của chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, vận chuyển đến người nhận, trong khi E-Logistics, Logistics dựa trên thương mại điện tử là những ví dụ nổi bật nhất cho 5PL.


Tài liệu tham khảo

1.https://www.linkedin.com/pulse/difference-between-1pl-2pl-3pl-4pl-5pl-chetak-logistics

2.https://www.quora.com/Logistics-What-is-difference-between-1PL-2PL-3PL-4PL-services

3.https://ithinklogistics.com/blog/logistics-and-its-types-difference-between-1pl-2pl-3pl-and-4pl/

4.https://bcr.com.au/2018/12/14/1pl-to-5pl-the-differences-between-a-3pl-logistics-provider-and-other-logistics-service-providers/

5.http://logisticsmgt.blogspot.com/2011/11/what-is-difference-between-1pl-2pl-3pl.html

0 bình luận
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page