Bỏ qua để đến Nội dung

Thách Thức Khi Triển Khai Phần Mềm Doanh Nghiệp

26 tháng 5, 2024 bởi
Thách Thức Khi Triển Khai Phần Mềm Doanh Nghiệp
ABI-VN - Abivin Vietnam, Phạm Nam Long
| 1 Bình luận

Một công ty có thể gặp phải nhiều thách thức khi triển khai một hệ thống phần mềm mới. Cho dù bạn đến từ một công ty lớn hay nhỏ, bạn có thể gặp phải những thách thức tương tự khi triển khai phần mềm doanh nghiệp mới.

Doanh nghiệp quyết định chuyển sang sử dụng các phần mềm quản lý để hoạt động hiệu quả hơn
Doanh nghiệp quyết định chuyển sang sử dụng các phần mềm quản lý để hoạt động hiệu quả hơn

Trong thời đại 4.0, có rất nhiều doanh nghiệp quyết định chuyển sang sử dụng các phần mềm quản lý để hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh những lợi ích hệ thống đem lại, có thể chắc chắn một điều rằng các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức trong quá trình sử dụng. Dưới đây là 5 khó khăn phổ biến nhất mà đa số các công ty sẽ gặp phải.

1. Phân loại dữ liệu

Đây là vấn đề dễ đoán nhất mà các công ty gặp phải, đặc biệt là những công ty sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu truyền thống. Những công ty này sử dụng tài liệu giấy hoặc các phương pháp máy tính không có hệ thống để ghi chép công việc hàng ngày và các số liệu quan trọng khác. Do đó, việc nhập dữ liệu vào hệ thống phần mềm mới sẽ không nghi ngờ gì nữa mà sẽ tốn một lượng lớn thời gian. Ngoài ra, nhân viên được yêu cầu duy trì chất lượng của dữ liệu. Không phải tất cả dữ liệu đều cần thiết cho hệ thống mới. Trong khi một số hệ thống chỉ yêu cầu nhập văn bản, thì các hệ thống khác cần số liệu và thống kê. Kết quả là, nhân viên được yêu cầu sắp xếp và phân loại các tài liệu này thành các loại cụ thể.

Phân loại dữ liệu
Phân loại dữ liệu

Trong một bài viết trước đây, chúng tôi có đề cập đến khái niệm “Vào sao, Ra vậy” - một thuật ngữ ám chỉ "Đầu vào là rác, thì đầu ra cũng là rác". Vì dữ liệu đầu vào sẽ quyết định chất lượng đầu ra của thông tin nên những dữ liệu này cần được phân tích và sàng lọc một cách kỹ lưỡng. Cơ sở dữ liệu tốt là khi các thông tin có tính nhất quán, rõ ràng và đã được kiểm chứng. Kết quả là dữ liệu đầu vào sẽ chính xác và từ đó dữ liệu đầu ra cũng vậy.

Đối với phần mềm TMS (Phần mềm Quản lý Vận tải), dữ liệu đầu vào được yêu cầu rất khắt khe và chi tiết. Trong nhiều trường hợp, công ty có thể cân nhắc việc mời chuyên gia phân tích chuyên nghiệp để đảm bảo đầu vào thông tin, ngăn ngừa việc nhập dữ liệu xấu và cũng giúp giảm gánh nặng cho những nhân viên khác.

2. Chuyển giao hệ thống trong khi vẫn duy trì công việc hàng ngày

Song song với quá trình chuyển giao, công ty vẫn phải đảm bảo hoàn thành công việc thường ngày. Bên cạnh việc phân loại một lượng lớn dữ liệu và làm quen với hệ thống mới, nhân viên vẫn phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao hàng ngày. Điều này có thể khiến nhân viên cảm thấy chán nản và căng thẳng, đặc biệt nếu như quá trình chuyển giao diễn ra trong nhiều tháng. Nghiên cứu từ Panorama Consulting Solutions vào năm 2011 đã chỉ ra rằng, hơn 35% quá trình chuyển đổi hệ thống ERP thường diễn ra lâu hơn so với thời gian dự kiến. Hậu quả là hiệu suất của nhân viên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến sự giảm sút năng suất lao động tổng thể của cả công ty.

3. Thiếu kỹ năng thực hành

Có hoặc không có sự hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật, nhân viên vẫn cần thời gian để làm quen với hệ thống mới và có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả. Nhìn chung, việc áp dụng phần mềm doanh nghiệp mới đòi hỏi một phương pháp đào tạo chi tiết và toàn diện, và đây là một ưu tiên hàng đầu cho công ty. Nhân viên của công ty bạn sẽ cần được đào tạo đúng cách và một lượng thời gian lớn để thích ứng. Việc đào tạo cũng sẽ đòi hỏi nhiều thời gian cũng như hỗ trợ theo yêu cầu, tài liệu đào tạo và nguồn nhân lực.

Nhân viên làm quen với hệ thống mới để vận hành một cách hiệu quả
Nhân viên làm quen với hệ thống mới để vận hành một cách hiệu quả

Hiện nay, Việt Nam vẫn trong tình trạng thiếu hụt lao động trình độ cao. Báo cáo từ VLA (Hiệp hội Logistics Việt Nam) cho biết chỉ có gần 20% lao động đạt tới trình độ yêu cầu và hơn 30% các công ty logistics ở Việt Nam phải đào tạo lại nhân viên của mình để họ có khả năng vận hành hệ thống hiệu quả.

4. Thiếu sự hỗ trợ sau triển khai

Trong quá trình tìm kiếm các nhà cung cấp phần mềm, công ty cần xem xét chế độ hỗ trợ sau quá trình triển khai. Ngay cả với một quá trình chuyển đổi hệ thống thành công, các phần mềm doanh nghiệp vẫn có thể gặp lỗi trong quá trình vận hành. Đặc biệt trong việc áp dụng hệ thống công nghệ mới, công ty có khả năng gặp những lỗi như sập hệ thống, lỗi cập nhật, phản hồi sai, mất an toàn thông tin,… điều này dẫn đến sự trì trệ trong công việc và tạo căng thẳng cho nhân viên. Trong các trường hợp như vậy, việc có một chuyên viên chăm sóc khách hàng là cần thiết để kịp thời khắc phục lỗi trong thời gian ngắn nhất.

Đối tác cung cấp phần mềm với chế độ chăm sóc khách hàng tốt sẽ giúp đỡ công ty rất nhiều. Chính vì vậy, các công ty cần cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp phần mềm nào sẵn sàng hỗ trợ ngay cả sau giai đoạn chuyển giao., có chế độ chăm sóc khách hàng 24/7, có chương trình đào tạo phù hợp,… trước khi đi đến thỏa thuận của hợp đồng.

5. Chi phí phát sinh

Mặc dù mục đích của các công ty khi triển khai hệ thống phần mềm quản lý mới là cắt giảm chi phí và tinh gọn bộ máy quản lý, tuy nhiên việc triển khai này còn có thể kéo theo những chi phí khác. Lấy TMS (Phần mềm Quản lý Vận tải) làm ví dụ, khi phần mềm này được triển khai, một số chi phí khác như phí lắp đặt, phí đào tạo và trang thiết bị có thể đẩy chi phí dự tính tăng thêm 25-30%. Thêm vào đó nhà quản lý cần cân nhắc những chi phí phát sinh khi cập nhật, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống. Những chi phí này có thể khiến chi phí dự tính bị đẩy lên cao so với ban đầu.

Nhà quản lý cần cân nhắc những chi phí phát sinh khi triển khai phần mềm
Nhà quản lý cần cân nhắc những chi phí phát sinh khi triển khai phần mềm

Nhìn chung, nhà quản lý cần phải tính toán đầy đủ các chi phí phát sinh để nắm được chi phí thật sự của việc triển khai phần mềm trước khi chấp nhận các thỏa thuận của hợp đồng. Hợp đồng cần được thể hiện rõ ràng các khoản mục, đề cập đầy đủ về thời gian và các chi phí liên quan. Sẽ tốt hơn nếu như cả hai bên có thể nhìn thấy trước các vấn đề và quy định rõ ràng trong hợp đồng để tránh hiểu lầm sau này. Nhà quản lý từ đó có thể dễ dàng xây dựng lộ trình phù hợp để tổ chức các buổi đào tạo, phân bổ công việc một cách phù hợp.

Mặc dù có nhiều thách thức trong quá trình triển khai, việc sử dụng phần mềm quản lý sẽ chắc chắn giúp công ty giảm chi phí vận hành, đơn giản hóa hệ thống quản lý và tăng hiệu quả công việc.

Là một nhà cung cấp phần mềm, Abivin hoàn toàn nhận thức được những thách thức mà khách hàng gặp phải khi triển khai một hệ thống mới. Chúng tôi đảm bảo có thể hỗ trợ đầy đủ trước, trong và sau giai đoạn thực hiện để các công ty dễ dàng hơn trong việc vận hành một phần mềm quản lý mới.

Liên hệ ngay với chúng tôi để dùng thử Abivin vRoute - Nền tảng Tối ưu Logistics ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo!

Tài liệu tham khảo:

https://teamsoftware.com/wp-content/uploads/2015/11/Implementation_White_Paper.pdf

https://tech.co/news/3-common-issues-implementing-business-software-2015-08

https://cerasis.com/data-in-transportation/

#vietnamese #supplychainplanning #TransportationManagementSystem #enterprisesoftware #smartenterprisesoftware #fleetmanagementsoftware

Chia sẻ bài này
Thẻ
Lưu trữ
Đăng nhập để viết bình luận