top of page

Công Nghệ Đổi Mới Ngành Logistics

Abivin vRoute 4.0 đang miễn phí!

3 vấn đề và giải pháp cho Logistics và chuỗi cung ứng ngành FMCG

FMCG là một thị trường vô cùng rộng lớn và màu mỡ với rất nhiều thương hiệu và đối tượng khách hàng khổng lồ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu quản lý hoạt động logistics và chuỗi cung ứng ngành FMCG là rất lớn. Với khối lượng hàng hóa cũng như điểm bán khổng lồ, logistics và quản lý chuỗi cung ứng luôn là bài toán khó đối với các doanh nghiệp FMCG. Vậy đâu là lời giải cho bài toán này? Cùng Abivin tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!


Tổng quan về logistics và chuỗi cung ứng ngành FMCG

Ngành FMCG là gì? Đặc điểm ngành FMCG?

FMCG là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Các sản phẩm trong ngành này là các mặt hàng tiêu dùng phổ thông như dầu gội, sữa tắm, bánh kẹo,... Đặc điểm của ngành này là các sản phẩm được tiêu thụ nhanh chóng và có chi phí tương đối thấp. Điều này có nghĩa là lợi nhuận của các công ty hàng tiêu dùng nhanh dựa chủ yếu vào cơ sở số lượng lớn hàng hóa bán ra. Số lượng hàng bán ra càng nhiều và càng nhanh thì lợi nhuận càng cao. Đối với các nhà sản xuất lớn, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn sản phẩm có thể được đưa ra khỏi dây chuyền sản xuất trong một phút. Vì vậy, hoạt động logistics và chuỗi cung ứng trong ngành hàng này cần được tối ưu để đảm bảo tiến độ sản xuất và phân phối.


Logistics và chuỗi cung ứng trong ngành hàng FMCG là gì?
Logistics và chuỗi cung ứng trong ngành hàng FMCG

Hoạt động logistics và chuỗi cung ứng ngành FMCG

Nhìn chung, logistics và chuỗi cung ứng là một phần không thể thiếu của nền kinh tế. Theo báo cáo ‘2022 Third-party Logistics Study’, tại Mỹ, tổng chi tiêu Logistics chiếm đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, con số này thậm chí lớn hơn rất nhiều. Trong ngành FMCG, logistics và chuỗi cung ứng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Với khối lượng hàng hóa lớn và mạng lưới phân phối đông đảo, các doanh nghiệp FMCG cần có hệ thống kho bãi và đội xe đủ lớn để đáp ứng nhu cầu lưu trữ đảm bảo và vận chuyển nhanh chóng. Trong ngành FMCG, logistics không chỉ là vận chuyển mà liên quan đến mọi hoạt động từ sản xuất đến tiêu thụ. Nhờ hoạt động logistics và vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả, các công ty FMCG có thể sản xuất sản phẩm và phân phối đến các cửa hàng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chỉ cần một mắt xích trong chuỗi cung ứng trục trặc, doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề lớn, dẫn đến việc mất niềm tin ở khách hàng.


Chi phí vận hành logistics và chuỗi cung ứng trên GDP
Tổng chi phí logistics trên GDP tại Mỹ

Đứt gãy chuỗi cung ứng ngành FMCG trong và sau dịch Covid-19

Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa qua có lẽ là lần đầu tiên cụm từ “đứt gãy chuỗi cung ứng” xuất hiện trên truyền thông nhiều đến vậy. Tình hình này không chỉ tác động đến Việt Nam mà còn khiến cả thế giới lao đao. Là một ngành hàng thiết yếu, tuy nhiên các doanh nghiệp FMCG cũng gặp không ít khó khăn trong thời gian vừa qua.

Thứ nhất, dịch bệnh và phong tỏa gây thách thức với các doanh nghiệp ngay từ quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp phải thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” để đảm bảo vận hành. Tuy nhiên, hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm. Lúc này, doanh nghiệp rơi vào tình thế vô cùng khó khăn bởi mọi hoạt động sản xuất sẽ phải tạm dừng để truy vết và đảm bảo an toàn chống dịch. Có thể nói, đây là thách thức chưa từng có trong sản xuất. Doanh nghiệp “tiến thoái lưỡng nan” bởi vừa phải đảm bảo đủ nhân sự sản xuất mặt hàng theo đơn hàng, vừa gồng mình chịu chi phí, vừa phải đảm bảo cho nhân sự.

Không chỉ vậy, việc vận chuyển cũng gặp nhiều khó khăn, từ khâu vận chuyển nguyên liệu đến vận chuyển thành phẩm. Trong dịch bệnh, nhiều địa phương thực hiện phong tỏa, giãn cách; các tài xế phải thực hiện nhiều thủ tục và số lượng phương tiện vận chuyển liên tỉnh cũng giảm đáng kể. Cùng lúc, số lượng đơn hàng thương mại điện tử cũng tăng lên, khiến thời gian vận chuyển kéo dài hơn so với bình thường.


Logistics và chuỗi cung ứng bị đứt gãy khiến nhiều DN thực hiện ba tại chỗ
Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất ba tại chỗ để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng

Chi phí cũng là một vấn đề gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian dịch bệnh. Trong thời gian này, chi phí nguyên liệu tăng lên do sự khan hiếm. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển cũng gia tăng. Thậm chí, trong thời gian gần đây, tình trạng thiếu hụt năng lượng khiến giá xăng dầu tại Việt Nam đạt mức cao nhất trong 7 năm trở lại đây.

Đối mặt với tất cả những thách thức trên, nhiều doanh nghiệp trong ngành FMCG phải đau đầu tìm lời giải cho bài toán logistics và chuỗi cung ứng. Dù hoạt động logistics và sản xuất đang dần hồi phục và đi đúng quỹ đạo sau khi kết thúc đợt giãn cách kéo dài, nhưng đây vẫn là những vấn đề lâu dài mà các doanh nghiệp cần quan tâm để chuẩn bị cho các kịch bản trong tương lai.

Những vấn đề logistics và chuỗi cung ứng khiến doanh nghiệp FMCG đau đầu nhất

Giảm chi phí logistics

Tối ưu chi phí luôn là mong muốn của tất cả các doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp FMCG. Theo thống kê của Ngân hàng Thế Giới (World Bank), chi phí logistics tại Việt Nam ở mức hơn 20% GDP, trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 14,5% và ở Mỹ là khoảng 10%. Có thể nói, mức chi phí logistics ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển, khiến các doanh nghiệp không thể đạt lợi nhuận tối ưu. Báo cáo Annual 3PL Study cũng chỉ ra rằng 98% doanh nghiệp FMCG và 99% doanh nghiệp 3PL mong muốn giảm chi phí logistics. Từ đó, có thể nói đây chính là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp trong ngành hàng này.

Có 3 lý do chính khiến chi phí logistics của Việt Nam cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới. Lý do đầu tiên chính là cơ sở hạ tầng logistics. Trong khoảng một thập kỷ qua, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên, trong đó vẫn tồn tại những điểm nghẽn. Đối với vận tải nội địa, hình thức vận tải đường bộ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất dù đây là hình thức có chi phí cao. Trong khi đó, hệ thống đường sắt nội địa lại lạc hậu và chưa kết nối với các cảng và hệ thống đường thủy nội địa chưa được khai thác hiệu quả.

Không chỉ vậy, mối quan hệ giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài còn chưa chặt chẽ. Doanh nghiệp nước ngoài nắm tới 75% thị phần dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng, trong khi doanh nghiệp Việt Nam chỉ nắm 25% thị phần - chủ yếu là các SMEs (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) và các doanh nghiệp FDI.

Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thực hiện các hoạt động logistics một cách truyền thống và thủ công. Do chưa áp dụng công nghệ và chuyển đổi số đồng bộ, hoạt động logistics trở nên kém hiệu quả, gây lãng phí về cả thời gian, nguồn lực và chi phí.

Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tìm cách giải quyết các vấn đề trên để tối ưu chi phí logistics.

Quản lý SKU, lưu trữ hàng hóa

Quản lý hàng tồn kho cũng là một thách thức đáng kể. Các kho hàng đối mặt với ngày càng nhiều loại hàng, kích cỡ và loại bao bì – giải quyết sự gia tăng SKU là một vấn đề cần được quan tâm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần giám sát tình trạng, hạn sử dụng của hàng hóa một cách hiệu quả để kiểm soát chi phí ở mức hợp lý. Việc này nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế, đối với ngành FMCG đây lại là một thách thức lớn. Đây là ngành có số lượng hàng hóa khổng lồ, với điều kiện lưu trữ và bảo quản khác nhau, mẫu mã và bao bì cũng vô cùng đa dạng. Vì vậy, để kiểm soát tất cả sản phẩm là một vấn đề khá khó.


logistics và chuỗi cung ứng đòi hỏi quản lý kho vận hiệu quả

Sự đa dạng hàng hóa cũng dẫn đến sự khó khăn trong việc quản lý việc xuất và nhập kho. Hàng hóa cần được kiểm soát kỹ càng ngay từ bước nhập kho. Hàng nhập vào cần được xếp ở đâu, xếp như thế nào đều là những vấn đề doanh nghiệp phải cân nhắc. Quá trình xuất kho cũng có nhiều vấn đề cần được quan tâm như: Xuất kho lúc nào, loại hàng hóa nào được xuất đi, số lượng hàng hóa được xuất là bao nhiêu, vị trí của hàng hóa cần xuất nằm ở đâu trong kho,... Những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt này nhưng thực chất có thể khiến doanh nghiệp lãng phí rất nhiều thời gian và công sức, chưa kể tiền bạc. Ví dụ, khi một nhân viên đến dỡ hàng để xuất kho mặt hàng A, nhưng cả thủ kho lẫn nhân viên này đều không biết mặt hàng này được để ở đâu, hệ thống cũng không hỗ trợ tìm kiếm trong kho do không có dữ liệu đầu vào. Lúc này, họ có thể sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm và có thể dẫn đến việc xuất kho và giao hàng chậm.

Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm mới ra thị trường

Trong thị trường hiện nay, nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi từng ngày và xu hướng tiêu dùng cũng biến đổi chóng mặt. Vì vậy, doanh nghiệp luôn phải nhanh chóng nắm bắt xu thế và phản hồi thị trường bằng cách cho ra mắt những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Doanh nghiệp với chuỗi cung ứng tối ưu sẽ cho ra mắt sản phẩm nhanh chóng hơn. Đây là một ưu thế rất lớn, đặc biệt với các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh và thời trang.


Logistics và chuỗi cung ứng tối ưu của Zara
Chuỗi cung ứng tối ưu của Zara

Zara là một ví dụ điển hình cho chuỗi cung ứng hiệu quả của ngành thời trang. Với đặc tính là một nhãn hàng thời trang nhanh (Fast fashion), các sản phẩm của thương hiệu này thường là các sản phẩm thời trang có thiết kế hợp mốt và nắm bắt xu hướng nhanh chóng. Điều này đòi hỏi Zara phải cho ra mắt các mẫu thiết kế và sản phẩm một cách nhanh chóng. Theo thống kê, thời gian ra mắt sản phẩm mới của Zara chỉ bằng 1/3 thời gian của các doanh nghiệp thời trang khác. Không chỉ vậy, tỷ lệ hàng tồn kho của Zara ít hơn khoảng một nửa so với tỷ lệ tồn kho trung bình của các hãng bán lẻ khác. Zara làm được điều này nhờ chuỗi cung ứng tối ưu, quy trình sản xuất chặt chẽ và hệ thống phân phối hiệu quả. Từ đó, Zara trở thành một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu trên thế giới.

Giải pháp logistics và chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp FMCG

Để giải quyết hiệu quả các vấn đề trên và phát triển doanh nghiệp, các doanh nghiệp FMCG cần kết hợp một bộ giải pháp logistics và chuỗi cung ứng. Trong bài viết này, Abivin đề xuất một số giải pháp nổi bật giúp các doanh nghiệp tối ưu logistics như sau.

Sử dụng 3PLs

Theo Nghiên cứu Logistics bên thứ 3 năm 2022, 89% chủ hàng nói rằng họ có thể giải quyết thành công bài toán tối ưu logistics khi hợp tác với các đơn vị cung cấp giải pháp logistics bên thứ 3. 73% doanh nghiệp cho rằng sau khi sử dụng dịch vụ từ 3PLs, dịch vụ khách hàng của họ đã được cải thiện. Hầu hết doanh nghiệp chủ hàng cũng cho rằng 3PLs giúp họ tăng hiệu quả hoạt động logistics và giảm chi phí logistics nói chung.

Lí do cho sự hiệu quả này là nhờ chuyên môn cũng như cơ sở vật chất của 3PLs. Nếu không sử dụng 3PLs, doanh nghiệp sẽ phải tự vận hành hoạt động logistics và chuỗi cung ứng với hệ thống kho bãi, xe cộ và nhân sự riêng. Tuy nhiên, đầu tư vào cơ sở vật chất và nhân sự logistics là một khoản lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, các doanh nghiệp 3PLs có chuyên môn trong lĩnh vực logistics cũng như hệ thống cơ sở vật chất hoàn thiện và những mối quan hệ trong ngành để dễ dàng triển khai hoạt động logistics một cách hiệu quả.


Chuyển đổi số hoạt động quản trị logistics và chuỗi cung ứng FMCG với Abivin VRoute

Tại Việt Nam, logistics vẫn được coi là một ngành truyền thống. Các doanh nghiệp có thể đã chuyển đổi số quy trình vận hành, sản xuất nhưng vẫn còn bỏ ngỏ chuyển đổi số mảng logistics. Vì vậy, cách vận hành logistics và quản lý chuỗi cung ứng vẫn còn khá thủ công và chưa hiệu quả. Đặc biệt, khi đối mặt với các tình huống đặc biệt như dịch bệnh kéo dài, cách vận hành này bắt đầu lộ ra nhiều điểm yếu. Vì vậy, các doanh nghiệp 3PLs cũng như FMCG cần thực hiện chuyển đổi số hoạt động logistics sớm nhất có thể.

Doanh nghiệp có thể bắt đầu chuyển đổi số hoạt động logistics ngay từ bước đơn giản nhất: số hóa tài liệu. Thông tin và tài liệu về sản phẩm, phương tiện và nhân sự cần được lưu trữ dưới dạng bản mềm, tốt nhất là dạng bảng tính. Sau đó, doanh nghiệp cần phân tích và đưa ra quy trình, kết hợp quy trình vận hành logistics cũ với quy trình sử dụng công cụ chuyển đổi số để tạo ra một quy trình chuyển đổi số xuyên suốt và toàn diện. Tiếp theo, doanh nghiệp cần tìm cho mình công cụ chuyển đổi số phù hợp với quy trình mình đã tạo ra.


Tối ưu hoạt động logistics và chuỗi cung ứng với Abivin vRoute
Abivin vRoute giúp doanh nghiệp tối ưu logistics và chuỗi cung ứng

Abivin VRoute 4.0 chính là Hệ thống chuyển đổi số toàn diện cho chuỗi cung ứng với công nghệ AI. Abivin sử dụng công nghệ AI với thuật toán tối ưu độc quyền giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán định tuyến xe, nhặt và thả hàng, Chất hàng 3D và tối ưu tồn kho, lựa chọn đơn vị vận chuyển hay vận chuyển hàng lạnh,... Công việc lên kế hoạch vận chuyển thủ công có thể tốn tới nửa ngày làm việc của doanh nghiệp. Nhưng với Abivin VRoute, doanh nghiệp có thể nhận kế hoạch vận chuyển tự động chỉ sau vài phút. Không chỉ vậy, sau khi lên kế hoạch và gửi cho tài xế qua mobile app, cấp quản lý còn có thể theo dõi quá trình giao hàng của đội xe để đảm bảo tiến độ và chất lượng của công việc. Sau khi công việc hoàn thành, bạn có thể tự động nhận được báo cáo từ Abivin VRoute, từ đó hỗ trợ quá trình đánh giá và đưa ra quyết định. Với Abivin VRoute, doanh nghiệp có thể tối ưu Logistics và chuỗi cung ứng chỉ trên một nền tảng.





0 bình luận
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page