top of page

Công Nghệ Đổi Mới Ngành Logistics

Abivin vRoute 4.0 đang miễn phí!

Chuyển Đổi Số Ngành Kho Vận Để Giảm Chi Phí Logistics

Đã cập nhật: 10 thg 12, 2021


Chuyển đổi số ngành kho vận để giảm chi phí logistics

Logistics tại Việt Nam vẫn thường được xem là một ngành truyền thống, với cách thức làm việc thủ công và chưa đạt hiệu quả tối ưu. Khi COVID-19 bùng nổ, mọi hoạt động đều bị đình trệ. Đại dịch đã đặt ra nhiều thách thức chưa từng có đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, gây gián đoạn cả cung và cầu hàng hoá.


Tuy vậy, những khó khăn này đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi cách thức làm việc nhằm thích nghi và tồn tại. Chuyển đổi số là giải pháp được nhắc đến rất nhiều với những hứa hẹn về khả năng tăng trưởng doanh nghiệp, tạo ra nhiều doanh thu và những giá trị mới.


Vậy thực chất chuyển đổi số là gì? Làm thế nào để chuyển đổi số logistics trong doanh nghiệp? Hay rộng hơn, làm thế nào để chuyển đối số ngành kho vận nhằm giảm chi phí logistics?


eBook mới nhất do Abivin thực hiện, “Chuyển đổi số ngành Kho vận để giảm chi phí Logistics”, sẽ đi sâu trả lời những câu hỏi trên.


1. Thị trường Logistics

1.1. Tiềm năng thị trường Logistics Việt Nam


Tiềm năng thị trường Logistics Việt Nam
Tiềm năng thị trường Logistics Việt Nam (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, khối lượng hàng hóa luân chuyển trong nước tại Việt Nam năm 2019 là 155.810,9 triệu tấn-km.


Trong đó, hai loại hình vận tải hàng hóa phổ biến nhất là vận tải đường bộ và vận tải đường thủy nội địa, với khối lượng hàng hóa luân chuyển lần lượt là 78.964,1 triệu tấn-km và 55.945,6 triệu tấn-km.


Với 1,3 triệu xe tải, Việt Nam còn là quốc gia sở hữu nhiều xe tải thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.


1.2. Chủ hàng và chủ xe trong Chuỗi cung ứng


Việc miêu tả toàn bộ chuỗi cung ứng là rất khó khăn. Trong phạm vi eBook này, Abivin sẽ đưa ra một góc nhìn khái quát về các thành phần và nguyên tắc hoạt động chung của hệ thống.

Chủ hàng và chủ xe trong Chuỗi cung ứng
Chủ hàng và Chủ xe trong Chuỗi cung ứng

Nếu nhìn từ góc độ lưu trữ hàng hóa, Cảng/Nhà cung cấp, Nhà sản xuất, Nhà phân phối, Nhà bán lẻ, và Người tiêu dùng là 5 đối tượng chủ hàng tương ứng với 5 điểm chạm của chuỗi cung ứng.


Nếu nhìn theo khía cạnh vận tải, chuỗi cung ứng còn có các Nhà vận tải là các đối tượng chủ xe vận chuyển giữa các đối tượng chủ hàng trên. Các doanh nghiệp chủ xe hoạt động ở bốn mô hình vận tải: Quốc tế, Liên tỉnh, Ngoại thành, Nội thành.


Việc phân định rõ các doanh nghiệp chủ hàng trong chuỗi cung ứng và các mô hình vận tải của các doanh nghiệp chủ xe sẽ giúp các Bộ, Ban, Ngành dễ dàng quản lý và thống kê số liệu. Các nhà cung cấp giải pháp Logistics cũng dễ dàng phát triển giải pháp phù hợp với các tiêu chuẩn có sẵn của từng mô hình vận tải.


1.3. Các vấn đề doanh nghiệp thường gặp phải


Trong quản lý Logistics, tất cả các doanh nghiệp đều đối mặt với nhiều khó khăn. Với nhân sự thực thi như tài xế, thủ kho, họ không có được cái nhìn bao quát để thực hiện công việc hàng ngày hiệu quả. Với cấp quản lý, họ gặp rủi ro trong vấn đề nhân sự không thực hiện đúng quy trình, kế hoạch. Còn với chủ doanh nghiệp, họ không được cập nhật kịp thời và chính xác các số liệu về tài chính và hoạt động để đưa ra các quyết định phù hợp.


Cụ thể hơn, các doanh nghiệp chủ hàng thường gặp bài toán On Time In Full (OTIF): Giao hàng chính xác, đủ số lượng, chất lượng và đúng hạn. Vì vậy, chủ hàng thường gặp vấn đề về kiểm soát, theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa khi đã bàn giao cho chủ xe. Đồng thời, đối tượng này còn đối mặt với việc chia đơn hàng lớn thành nhiều xe hoặc gom nhiều đơn hàng nhỏ vào cùng một tuyến để tiết kiệm chi phí.


Mặt khác, các doanh nghiệp chủ xe thường gặp khó khăn về tối ưu lộ trình, tối ưu tải trọng, thiếu khả năng theo dõi quá trình vận chuyển. Nếu chủ xe có thể gom hàng hoá của nhiều chủ hàng trên cùng một tuyến, tỷ lệ xe chạy rỗng sẽ giảm.


Chuyển đổi số ngành kho vận để giảm chi phí logistics

2. Độ trưởng thành của doanh nghiệp


Độ trưởng thành của doanh nghiệp Logistics có thể được đánh giá dựa theo mô hình CMMI (Capability Maturity Model Integration - Mô hình năng lực trưởng thành tích hợp), được phát triển tại Đại học Carnegie Mellon (CMU) và được yêu cầu áp dụng trong nhiều hợp đồng của Chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là trong phát triển phần mềm và hoàn toàn có thể áp dụng trong hoạt động Logistics.

Độ trưởng thành của doanh nghiệp theo mô hình CMMI
Độ trưởng thành của doanh nghiệp theo mô hình CMMI

Cấp độ 3 là điều kiện cần để các doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi số, để hướng tới cấp độ 4 và 5. Hiện nay, chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics ở Việt Nam đạt đến các cấp độ cao như cấp độ 4 và 5, vì vậy chuyển đổi số chính là một chiến lược có thể giúp doanh nghiệp Việt đạt đến các cấp độ trưởng thành cao để vận hành hiệu quả hơn.


3. Chuyển đổi số


Chuyển đổi số là việc triển khai những thay đổi về công nghệ và con người để tái cấu trúc cách thức hoạt động, từ đó tạo ra những cơ hội mới và giá trị mới cho doanh nghiệp.


Để có thể chuyển đổi số, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

Các công việc cần thực hiện để chuyển đổi số
Các công việc cần thực hiện để chuyển đổi số

Đi cùng với sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp là hàng loạt bài toán tối ưu mới được nảy sinh. Các bài toán khó trong Logistics là các bài toán có nhiều ràng buộc như bài toán Routing (lập kế hoạch tuyến đường), Packing (xếp hàng vào xe/kho), hay Scheduling (lập lịch giao nhận hàng).


Giải pháp chuyển đổi số hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ số hóa quản lý, số hóa báo cáo, mà còn tối ưu tài nguyên nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Đích đến của chuyển đổi số trong doanh nghiệp là tối ưu hoạt động và quy trình để tăng doanh thu, giảm chi phí và tăng năng suất.


4. Các bước chuyển đổi số


Để có thể triển khai các dự án chuyển đổi số thành công, việc định vị được doanh nghiệp đang có mức độ tăng trưởng ra sao, doanh nghiệp đang ở cấp độ sẵn sàng nào cho việc chuyển đổi số, là tối quan trọng.


Trong ngành Logistics, việc chuyển đổi số sẽ có thể bắt đầu ngay sau khi:

  • Doanh nghiệp nắm được chính xác chi phí Logistics của doanh nghiệp mình;

  • Liệu chi phí đó cao hay thấp so với quy mô của công ty;

  • Sau cùng là tìm kiếm các giải pháp để tối ưu chi phí đó.


Lộ trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp có thể thực hiện theo 5 bước cơ bản sau:

Lộ trình 5 bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Lộ trình 5 bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Tải eBook để tìm hiểu chi tiết hơn về các bước chuyển đổi số được ứng dụng như thế nào trong doanh nghiệp.

Lời kết


Không chỉ mang lại những thách thức và khó khăn cho toàn thế giới, đại dịch COVID-19 đã đem đến nhiều chuyển biến trong mọi lĩnh vực, tạo ra cơ hội phát triển nhanh chóng và sâu sắc ở nhiều ngành nghề.


Chuyển đổi số không chỉ là xu thế mà còn là yếu tố tiên quyết giúp các doanh nghiệp bứt phá trong thời điểm hiện nay. Tuy vậy, chuyển đổi số là quá trình thay đổi dài và gian nan, từ cách vận hành trong doanh nghiệp đến tư duy của con người.


Để có thể nắm bắt tốt cơ hội này, doanh nghiệp cần có chiến lược chuyển đổi số đúng đắn và dài hạn với những bước đi rõ ràng.



Chuyển đổi số ngành kho vận để giảm chi phí logistics



0 bình luận
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page