top of page

The World Of Innovative Logistics

Abivin vRoute 4.0 is free now!

Supply Chain Visibility khác gì với Track & Trace?

Updated: Dec 10, 2021


Supply Chain Visibility, có đơn giản là Track & Trace?

Track & Trace, Supply Chain Visibility (tầm nhìn chuỗi cung ứng), giám sát hành trình, GPS,... các doanh nghiệp có đang nhầm lẫn các khái niệm này với nhau không?


1. Khi nói đến theo dõi trong logistics, cái bạn nghĩ đến là gì?


Khi nói đến theo dõi trong ngành chuỗi cung ứng, logistics hay vận tải, chắc cũng như tôi, cái bạn nghĩ đến đầu tiên là những thông tin như vị trí của xe tải, vị trí của tài xế, vị trí của hàng hóa,...


Logistics Track & Trace
Logistics Track & Trace

Việc theo dõi vị trí từ lâu đã trở thành một điều quá đỗi bình thường, không chỉ trong logistics mà còn trong cuộc sống. Chúng ta đã quen với việc theo dõi tài xế Grab, theo dõi nhân viên giao hàng Now, hay theo dõi vị trí xe tải giao hàng được gắn hộp đen giám sát hành trình. Chúng ta cần có càng nhiều thông tin càng tốt và nhanh nhất có thể. Dần dần, khái niệm Real-time Tracking (theo dõi thời gian thực) cũng không còn xa lạ nữa.


Đây cũng chính là định nghĩa được dịch ra tiếng anh của Track & Trace. Track & Trace chính xác là theo dõi vị trí của một loại tài sản khi bất động hay di động. Các yếu tố nằm trong Track & Trace là giám sát hành trình, GPS (một công nghệ giám sát hành trình),...


Thế nhưng Track & Trace chỉ đơn thuần là theo dõi vị trí, và nó là một bộ phận nhỏ hơn của Supply Chain Visibility. Vậy Supply Chain Visibility rộng lớn đến thế nào?


2. Chỉ Track & Trace đã là đủ?


Thực chất, vị trí vẫn là thông tin quan trọng nhất mà chúng ta cần, nhất là với đặc thù di chuyển hàng hóa của ngành logistics. Thế nhưng ngày hôm nay, tức thập niên 2020, chúng ta có thể theo dõi nhiều hơn thế. Khái niệm Supply Chain Visibility (tầm nhìn chuỗi cung ứng) mở rộng hơn chỉ là theo dõi vị trí rất nhiều.


Giao nhận hàng hóa
Giao nhận hàng hóa

Nếu nói về xe tải, hệ thống theo dõi vị trí thông thường không thể cho ta biết mức xăng dầu của xe, nhiệt độ của thùng xe, số lần xe phanh gấp,...


Kéo theo thông tin về xe tải là thông tin về hàng hóa. Với hệ thống theo dõi thông thường, ta đâu thể biết hàng hóa có được bảo quản ở đúng nhiệt độ hay không, hàng hóa có được pick đủ số lượng hay không, hàng hóa có nguyên vẹn khi được giao đến khách hàng hay không,...


Cuối cùng, sau tình trạng hàng hóa là tình trạng đơn hàng và người nhận. Làm sao để biết đơn hàng đã được nhận thành công hay chưa, có thừa thiếu gì không, người nhận có trả lại gì không, hay người nhận có hài lòng hay không?


3. Ví dụ thực tế về Supply Chain Visibility


Trên thực tế, những câu hỏi phía trên đều đã được nhiều doanh nghiệp giải quyết trong hệ thống logistics của chính mình.


Grab Bike
Grab Bike

Grab có thể theo dõi vị trí của những chiếc xe trong hệ thống của họ, tựa như là xe giao hàng. Grab biết được vị trí và yêu cầu của bạn, tức bạn chính là đơn hàng. Grab biết mốc thời gian khi nào tài xế đón bạn, tức là pick hàng và khi nào thả bạn, tức là drop hàng. Sau cùng, Grab biết bạn có hài lòng với dịch vụ hay không, thông qua hệ thống đánh giá tài xế.


Nói về mảng vận tải hàng hóa thì Tiki, Shopee, Lazada cũng có thể làm được điều tương tự: theo dõi vị trí tài xế, người nhận; theo dõi mốc thời gian pick và drop; theo dõi tình trạng đơn hàng và cuối cùng là đánh giá mức độ hài lòng.


4. Vậy bạn có thể theo dõi những gì?


Với Supply Chain Visibility, có hai phạm trù lớn mà bạn có thể theo dõi và quản lý: Tài nguyên và Quy trình.


Tài nguyên/Tài sản


Mỗi doanh nghiệp đều sở hữu một lượng tài nguyên hay tài sản lớn dần theo thời gian. Trong mảng logistics, chuỗi cung ứng nói riêng, các tài nguyên có thể bao gồm kho hàng, khách hàng, phương tiện vận tải, hàng hóa, đơn hàng,...


Đội xe là tài nguyên trong logistics
Đội xe là tài nguyên trong logistics

Với mỗi tài nguyên trên, có hàng loạt dữ liệu mà bạn có thể theo dõi và quản lý trong thời gian thực, ví dụ như:

  • Phương tiện: vị trí, các loại chi phí, tốc độ, nhiệt độ thùng, mức xăng dầu,...

  • Hàng hóa: vị trí, số lượng trên kệ, số lượng trong đơn hàng, số lượng đang giao, đặc tính hàng hóa, tình trạng giao,...

  • Đơn hàng: trạng thái đơn hàng, số tiền thu được, đơn hàng cần giao lại,...

  • Tài xế: trạng thái làm việc, xe đang lái, đơn đang giao, lương thưởng, KPIs,...

  • Và hàng loạt tài nguyên khác nữa...


Quy trình


Bên cạnh tài nguyên thì quy trình là một phần không thể thiếu trong hệ thống quản lý và theo dõi của bạn. Ngành logistics là ngành đặc biệt cần tuân thủ quy trình để đảm bảo thời gian, chất lượng và độ an toàn.


Quy trình trong logistics
Quy trình trong logistics

Supply Chain Visibility cho bạn thấy toàn bộ quy trình vận tải/kho bãi,... trên màn hình máy tính để bạn có thể kiểm soát và đảm bảo tuân thủ quy trình ngay trong tầm tay.


Ví dụ, nếu như trước đây nhà sản xuất/chủ hàng không thể theo dõi và kiểm soát hàng hóa của minh, sau khi giao hàng hóa quý giá cho nhà vận tải, thì Supply Chain visibility giúp làm được điều đó. Một nhà sản xuất có thể theo dõi toàn bộ quy trình vận tải như sau. Nhà sản xuất tạo đơn hàng trên hệ thống, sau đó sử dụng thuật toán tối ưu để lựa chọn nhà vận tải hiệu quả nhất cho đơn hàng. Đơn hàng sau đó được giao cho nhà vận tải. Nhà vận tải cũng đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản của mình để xác nhận đơn hàng và giao cho tài xế. Trên đường giao hàng, tài xế sử dụng ứng dụng điện thoại để cập nhật từng sự kiện như lấy hàng, dừng nghỉ, giao hàng, sự cố trên đường. Chủ hàng có thể theo dõi toàn bộ quy trình này mà không cần gọi điện hay gửi tin nhắn Zalo để kiểm tra.


5. Ba yếu tố cần nghĩ đến để đạt được Supply Chain Visibility


Khi doanh nghiệp muốn nâng cấp tầm nhìn hay khả năng theo dõi (Supply Chain Visibility) trong chuỗi cung ứng của mình, có ba yếu tố quan trọng mà họ cần cân nhắc.

Quy mô của Supply Chain Visibility


Doanh nghiệp cần làm rõ ý nghĩa Supply Chain Visibility đối với chính mình là gì. Trong nhiều định nghĩa, Visibility có thể hiểu là sự minh bạch trong quá trình vận chuyển. Điều này có nghĩa là sự theo dõi khi hàng hóa bắt đầu được vận chuyển, ghi nhận lại mọi chặng đường di chuyển của hàng hóa cho đến người nhận cuối cùng. Trong nhiều cấp độ khác, Visibility lại có quy mô theo dõi từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất và tới người mua.

Một ý nghĩa thứ ba về End-to-End Supply Chain Visibility thậm chí còn mở rộng hơn cả nhà cung cấp cấp độ 1, nghĩa là theo dõi ngay từ nguyên liệu thô tới khi sản phẩm không còn giá trị sử dụng.

Làm rõ quy mô của Supply Chain Visibility có ảnh hưởng đến lượng dữ liệu bạn cần, sự phức tạp của công nghệ, và sự hợp tác cần thiết giữa các đối tượng trong chuỗi cung ứng để đạt được mục tiêu.

Hệ thống Control Tower
Hệ thống Control Tower

Các thành phần của giải pháp


Các nhà quản lý cần hiểu rằng Supply Chain Visibility thông thường là sự kết hợp của nhiều giải pháp phần mềm khác nhau, dù có một vài trường hợp ngoại lệ. Bạn cần có sự hiểu biết và tài nguyên để ghép nối những giải pháp đó với nhau nhằm tạo ra những dữ liệu hữu ích. Có thể kể đến những giải pháp giúp thu thập và chuyển hóa thông tin sang dạng số hóa, giải pháp truyền tải các thông tin đó tới các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng, và giải pháp phân tích để biến thông tin thành công cụ hỗ trợ việc ra quyết định của nhà quản lý.

Những câu hỏi đúng đắn


Doanh nghiệp cần những thành phần gì, và cần quan tâm đến những KPIs gì? Visibility thường bắt đầu với một nhà quản lý đơn giản là “muốn biết nhiều hơn” về dòng chảy sản phẩm. Thế nhưng những câu hỏi chung chung như vậy thường rất khó để áp dụng vào thực tiễn. Các câu hỏi đúng đắn cần nhắm đích xác vào những vấn đề trong chuỗi cung ứng như rủi ro, tồn kho, giao vận,...


6. Vấn đề tồn đọng để đạt được End-to-End Supply Chain Visibility


Hệ thống


Supply Chain Visibility là khái niệm đến từ sự phát triển công nghệ. Do đó hệ thống phần mềm là yếu tố cần thiết đầu tiên.


Thực tế là các thông tin đề cập bên trên đều có thể được theo dõi nếu bạn đầu tư vào công nghệ. Tuy nhiên, hiện tại trong ngành logistics gần như không có một hệ thống tiêu chuẩn duy nhất nào cả. Bạn có thể theo dõi vị trí bằng một hệ thống, kiểm soát đơn hàng bằng một hệ thống, kiểm soát thông số telematics bằng một hệ thống. Khó khăn lớn hơn nữa là nhà sản xuất sử dụng một hệ thống, nhà vận tải sử dụng một hệ thống và nhà phân phối lại dùng hệ thống khác.


Tình trạng này dẫn đến sự phân mảnh trong thông tin, khiến cho chúng ta chưa đạt được End-to-End Supply Chain Visibility.


Con người


Yếu tố khó khăn thứ hai là con người. Visibility nghĩa là minh bạch. Vậy làm thế nào để thuyết phục con người rời bỏ cách làm logistics truyền thống, để rồi đào tạo họ sử dụng phần mềm cho công việc và áp dụng một quy trình làm việc mới, minh bạch hơn nhưng bị kiểm soát nhiều hơn.


Ở các bài viết tiếp theo, Abivin sẽ đi sâu vào hai vấn đề hệ thống và con người này.


Trong lúc đó, bạn có thể theo dõi bài phát biểu của ông Phạm Nam Long - CEO Abivin tại Diễn đàn Tri thức Thế giới (World Knowledge Forum) 2020 về cách Abivin giúp doanh nghiệp tối ưu, quản lý và theo dõi toàn diện trong chuỗi cung ứng.





0 comments
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page