top of page

The World Of Innovative Logistics

Abivin vRoute 4.0 is free now!

Làm Thế Nào Để Chủ Hàng Giao Tiếp Hiệu Quả Với Nhà Vận Tải Và Khách Hàng?

Updated: Dec 16, 2021

Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thị trường FMCG cần đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng mà vẫn phải đảm bảo chất lượng [1]. Thách thức này tạo ra áp lực lớn cho hoạt động vận tải của mỗi công ty. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh đang tồn tại nhiều vấn đề như chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhập khẩu nguyên liệu thô gặp khó khăn, an ninh biên giới được tăng cường, và thiếu các phương tiện vận tải có sẵn [2]. Trong đó, vấn đề gây nhức nhối nhất là kém hiệu quả trong giao tiếp và thiếu sự hợp tác giữa Chủ hàng, Nhà vận tải và Khách hàng.


Làm Thế Nào Để Chủ Hàng Giao Tiếp Hiệu Quả Với Nhà Vận Tải Và Khách Hàng?
Làm Thế Nào Để Chủ Hàng Giao Tiếp Hiệu Quả Với Nhà Vận Tải Và Khách Hàng?

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau thảo luận kỹ hơn về vấn đề này, và đề xuất các phương án giải quyết để giúp Chủ hàng giao tiếp hiệu quả hơn với Nhà vận tải và Khách hàng.


1. Sử dụng kênh giao tiếp chung tin cậy và hiệu quả


Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều mắt xích như Nhà cung ứng, Nhà sản xuất, Chủ hàng, Nhà vận tải và Khách hàng [3] nên thông tin không nhất quán và bị phân tán sẽ làm giảm hiệu quả giao tiếp và hợp tác giữa các bên. Đây là nguyên nhân gây ra những vấn đề nghiêm trọng nhất trong vận chuyển hàng tiêu dùng nhanh [4].


Sử dụng kênh giao tiếp chung trong logistics
Sử dụng kênh giao tiếp chung trong logistics

Bởi vậy, một kênh giao tiếp chung tin cậy và hiệu quả là vô cùng cần thiết để kết nối tất cả mọi người. Hệ thống Enterprise Resource Planning (ERP) là một giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng, giúp các bên dễ dàng truy cập vào toàn bộ thông tin trong chuỗi cung ứng [5]. Hơn nữa, hệ thống cũng giúp Chủ hàng, Nhà vận tải và Khách hàng giao tiếp hiệu quả và rõ ràng, việc quản lý chuỗi cung ứng dễ dàng hơn và hàng hoá được vận chuyển đúng thời gian, không có sai sót [6].


2. Thiết lập chức năng giao tiếp trong thời gian thực


Giao tiếp thời gian thực trong logistics
Giao tiếp thời gian thực trong logistics

Chậm trễ trong giao tiếp gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý các đơn hàng, làm sai lệch thông tin, giảm hiệu quả, và tăng chi phí. Việc tương tác nhanh chóng trong thời gian thực giữa Chủ hàng, Nhà vận tải và Khách hàng sẽ đảm bảo hiệu quả giao hàng [2].


Phần mềm quản lý vận chuyển trên điện thoại của Beekeeper cho phép nhắn tin 1:1 và chat nhóm, cũng như cập nhật những thay đổi [2]. Điều đó giúp mọi người làm việc một cách đồng bộ và liên tục kiểm soát trạng thái đi và đến của các đơn hàng.


3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics


Hầu hết các doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh quá phụ thuộc vào các loại giấy tờ và thường đưa ra quyết định ngay tại thời điểm đó. Điều này làm giảm hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng [7]. Trong khi đó, kỳ vọng của khách hàng ngày càng tăng cao. Cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều mong muốn có thể nhận được sản phẩm càng nhanh càng tốt qua nhiều kênh khác nhau. Vì vậy, nhà cung ứng gặp nhiều áp lực khi phải cung cấp dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp [8].


Vậy làm thế nào để cải thiện khả năng giao tiếp và phối hợp giữa Chủ hàng, Nhà vận tải và Khách hàng?

Abivin vRoute - Nền tảng Tối ưu Logistics với Bản đồ thời gian thực
Abivin vRoute - Nền tảng Tối ưu Logistics với Bản đồ thời gian thực

Phần mềm quản lý vận tải hàng hoá Abivin vRoute của giúp bạn theo dõi tiến độ giao hàng, tình trạng giao hàng, vị trí xe tải, chi phí trong bản đồ thời gian thực cũng như nhiều phương thức ghi Bằng chứng giao hàng như Xác nhận bằng hình ảnh, Chữ ký điện tử. Hơn thế nữa, khi phương tiện đi chệch hướng, hàng bị giao muộn và những sự kiện bất thường khác xảy ra, cảnh báo tự động sẽ được gửi đến giúp bạn kiểm soát quá trình vận chuyển của mình.


4. Áp dụng tự động hoá trong vận hành


Giao tiếp trong quản lý vận tải cần sự kết hợp và điều phối giữa các bên, để thực hiện vấn đề nhặt - thả hàng inbound và outbound [2]. Chỉ cần một sự cố giao tiếp xảy ra cũng có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình làm việc.


Áp dụng tự động hoá trong vận hành
Áp dụng tự động hoá trong vận hành

Vì vậy, tự động hoá là giải pháp hữu ích, giúp quá trình quản lý vận tải trở nên đơn giản hơn, và các hoạt động diễn ra trơn tru, đúng tiến độ [2]. Quy trình làm việc được tiêu chuẩn hoá, giúp các công việc được hoàn thành nhanh hơn với hiệu quả cao hơn. Giao tiếp giữa các thành viên được liền mạch, các nhiệm vụ được hoàn thành một cách tự động, và các công việc hàng ngày được quản lý dễ dàng hơn [9].


Kết luận


Ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh đang phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, cùng với đó là những áp lực khi Chủ hàng, Nhà vận tải và Khách hàng giao tiếp và phối hợp với nhau. Khách hàng muốn các sản phẩm được vận chuyển nhanh hơn và linh hoạt hơn, nhưng để thoả mãn được nhu cầu đó còn cả một chặng đường dài.


Vì vậy, một Phần mềm Quản lý Vận tải và Tối ưu Logistics Toàn diện tin cậy, hiệu quả, áp dụng công nghệ và hỗ trợ giao tiếp trong thời gian thực sẽ cực kỳ cần thiết. Bên cạnh việc gia tăng sự hài lòng của khách hàng, nó cũng giúp cải thiện giao tiếp và sự hợp tác giữa các bên trong chuỗi cung ứng.



Tài liệu tham khảo


0 comments
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page