top of page

The World Of Innovative Logistics

Abivin vRoute 4.0 is free now!

5 Dấu hiệu bạn nên Tiết kiệm Chi phí Logistics ngay bây giờ

Mặc dù chuỗi cung ứng có tác động lớn đến thành công của doanh nghiệp, thế nhưng tầm quan trọng của chuỗi cung ứng đôi khi bị bỏ qua. Sai lầm trong chuỗi cung ứng như năm ví dụ phổ biến dưới đây đều có khả năng làm ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh. Bài viết này sẽ cho bạn biết năm dấu hiệu mà có lẽ đã đến lúc phải thay đổi mạng lưới chuỗi cung ứng của mình, cùng với một số giải pháp để tiết kiệm chi phí logistics.


Dấu hiện bạn nên tiết kiệm logistics ngay bây giờ
Dấu hiện bạn nên tiết kiệm logistics ngay bây giờ

1. Thay đổi thường xuyên trong Nhu cầu khách hàng và Lịch trình sản xuất


Khi nhu cầu của khách hàng ngày càng trở nên phức tạp, nhiều phương pháp lập ra để dự đoán các nhu cầu đó không còn đủ chính xác nữa. Ngoài ra, những thay đổi này làm ảnh hưởng đến tính chính xác của dự báo kết quả kinh doanh. Kết quả là, hoạt động bán hàng tại nhiều công ty bị thay đổi so với kế hoạch. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các công ty cũng cần cập nhật liên tục các tính năng của sản phẩm. Việc cập nhật, thay đổi tính năng sản phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp phải thiết kế lại chuỗi cung ứng của mình để phù hợp với những thay đổi đó.

2. Mức độ hài lòng của khách hàng giảm


Mức độ hài lòng của khách hàng giảm
Mức độ hài lòng của khách hàng giảm

Rõ ràng, sự hài lòng của khách hàng thể hiện tính hiệu quả của mạng lưới phân phối. Nếu hoạt động logistics bắt đầu thấy sự gia tăng trong việc giao hàng trễ và sản phẩm bị trả lại thì đó là khi mạng lưới phân phối đang quá tải dưới sự tăng trưởng kinh doanh. Những sai lầm trong dịch vụ này xảy ra làm ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng dẫn đến việc giảm doanh thu do chi phí hàng tồn kho cao và chi phí vận chuyển đắt đỏ. Nếu vấn đề này trở nên nghiêm trọng thì các công ty phải xem xét lại hệ thống chuỗi cung ứng của mình ngay lập tức.

3. Sự gia tăng đáng kể số lượng SKUs

Do kỳ vọng của khách hàng đối với tốc độ phân phối là rất lớn, để đáp ứng nhu cầu này, các nhà phân phối buộc phải giữ nhiều mặt hàng trong kho để hoàn thành đơn hàng ngày tiếp theo. Chính lẽ đó, mức tồn kho cao dẫn đến gia tăng đáng kể số lượng SKUs. Nghiên cứu của Cocozza cho thấy sự gia tăng SKUs là một vấn đề thực sự phải đối mặt với các nhà phân phối và các hoạt động thực hiện của một đơn hàng [1]. Nó mang tới một số thách thức và chi phí mà một nhà phân phối cần phải nhận thức được. Những khó khăn này bao gồm:


  • Chi phí giữ hàng tồn kho cao

  • Giảm vốn khả dụng

  • Chi phí cố định cao hơn

  • Giảm tính hiệu quả


Nếu muốn quản lý một loạt các SKUs, chắc chắn việc đầu tư vào thiết kế mạng lưới phân phối sẽ giúp nhà quản lý xem xét điều chỉnh số lượng SKUs cần thiết.

4. Mạng lưới cung ứng không hiệu quả

Mạng lưới cung ứng không hiệu quả
Mạng lưới cung ứng không hiệu quả

Thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng hiệu quả có thể giảm đáng kể chi phí logistics và mang lại cải tiến trong các cấp dịch vụ như dịch vụ khách hàng, dịch vụ vận chuyển. Ngược lại, mạng lưới cung ứng không hiệu quả sẽ khiến các con số dự báo không còn đáng tin cậy nữa, chi phí chuỗi cung ứng ngày càng leo thang, tăng trưởng chững lại và thị phần giảm. Bạn sẽ nhận ra các phòng ban không có liên kết với nhau, tồn kho cao mà dịch vụ khách hàng vẫn thấp. Đó là khi thiết kế chuỗi cung ứng không còn tối ưu cho phạm vi sản phẩm hiện tại và vị trí phân phối.


Nếu công ty đang gặp những vấn đề như thế thì đã đến lúc cần nghĩ đến việc tái thiết lại hệ thống quy trình vận hành chuỗi cung ứng và giảm chi phí.


5. Thiếu sự gắn kết giữa khâu sản xuất và phân phối

Thực tế, sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận chức năng có thể giúp hiệu suất đạt được cao hơn là khi các nhiệm vụ được thực hiện riêng lẻ. Theo Bülent Sezen, sự phối hợp giữa các hoạt động và chức năng logistics là yếu tố quan trọng nhất cho tính hiệu quả cao của một chuỗi cung ứng [2]. Chức năng Logistics mang một vai trò quan trọng trong việc liên kết, thúc đẩy sự phối hợp về quy trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.


Vì vậy, duy trì sự cân bằng trong tất cả bộ phận chức năng là điều không thể thiếu đối với một công ty. Chuỗi cung ứng bị quá phụ thuộc vào bất kỳ bộ phận nào cũng sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu quả của nó. Nếu tất cả những điều đó có vẻ đáng báo động, việc xem xét tiết kiệm chi phí logistics là lẽ tất yếu.

Vậy chúng ta cần phải làm gì để tiết kiệm chi phí logistics?

Giải pháp để tiết kiệm chi phí logistics
Giải pháp để tiết kiệm chi phí logistics

1. Đầu tư vào thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng tối ưu

Khảo sát của Espinoza chỉ ra 70% mạng lưới của công ty quyết định đến hiệu quả chuỗi cung ứng và sự hài lòng của khách hàng [3]. Thiết kế một mạng lưới chuỗi cung ứng tối ưu nghĩa là có khả năng đáp ứng các mục tiêu chiến lược dài hạn của công ty. Nhìn vào một mạng lưới chuỗi cung ứng cho phép các công ty xem xét tổng thể hàng hóa và thông tin từ đầu đến cuối. Bên cạnh đó, nó còn giúp doanh nghiệp nhận thấy giá trị của mối quan hệ với các nhà phân phối và nhà cung cấp.


Một mạng lưới chuỗi cung ứng hiệu quả chắc chắn phải đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và nhu cầu khách hàng, và cần phải đủ linh hoạt để hỗ trợ đưa ra quyết định chiến lược và hoạt động tối ưu. Để cải thiện tính hiệu quả cho chuỗi cung ứng, bạn nên đầu tư vào cải tiến công nghệ. Phần mềm quản lý vận tải Abivin vRoute là một ví dụ về việc kết hợp các xu hướng công nghệ (Trí tuệ Nhân tạo, Học máy) vào một hệ thống tối ưu, góp phần nâng cao hiệu quả logistics. Nó không những lập ra lộ trình tối ưu cho xe, giúp giảm thiểu chi phí, tăng hiệu suất giao hàng, mà còn quản lý thời gian giao hàng thực tế của lái xe.

2. Thuê ngoài (Outsourcing)


Thuê ngoài để vận hành chuỗi cung ứng
Thuê ngoài để vận hành chuỗi cung ứng

Hiện nay, 85% doanh nghiệp thuê ngoài một phần hoạt động trong quản lý chuỗi cung ứng của họ [4]. Hai chức năng được thuê ngoài thường xuyên nhất là kho bãi và vận chuyển.

Thuê ngoài các chức năng trong chuỗi cung ứng giúp công ty tập trung hơn vào cơ hội kinh doanh và tăng trưởng của họ. Đây cũng là cách tiếp cận thông minh để quản lý và giảm thiểu chi phí lớn như diện tích lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm. Mặt khác, tăng khả năng vận hành của chuỗi cung ứng là một trong những lợi ích của việc thuê ngoài. Bởi lẽ các đối tác bên ngoài thường có chuyên môn về chuỗi cung ứng, giải pháp và khả năng thích hợp với phạm vi hoạt động hiện tại của công ty.

3. Xây dựng Quy trình phối hợp sản xuất và bán hàng hiệu quả (Quy trình S&OP)

Quy trình phối hợp sản xuất và bán hàng hiệu quả
Quy trình phối hợp sản xuất và bán hàng hiệu quả

Quy trình lập kế hoạch bán hàng và hoạt động (S&OP) là một cách để quản lý các vấn đề do sản xuất quá tải hoặc thiếu sản xuất, bao gồm cả dịch vụ khách hàng kém và ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của công ty. S&OP cung cấp cho nhà quản lý một cái nhìn tổng quan toàn diện về doanh nghiệp, hơn nữa nó còn mang lại những lợi ích như sau:


  • Sự phối hợp, hợp tác tốt hơn giữa các phòng ban cho phép điều chỉnh chuỗi cung ứng thường xuyên, tạo ra sự cân bằng tốt hơn trong cung và cầu

  • Cải thiện kiểm kê và quản lý tồn đọng kho cho phép giao dịch khách hàng kịp thời hơn

  • Dữ liệu khả thi hơn có thể dẫn đến KPI tốt hơn cho từng bộ phận, liên kết trực tiếp với KPI của công ty.


Kết luận, khi công ty có tất cả năm dấu hiệu được mô tả ở trên, đã đến lúc cần thiết để tiết kiệm chi phí logistics. Hãy để chúng tôi giúp bạn phần nào với Abivin vRoute - Phần mềm Quản lý Vận tải và Tối ưu Lộ trình.



Tài liệu tham khảo

[1]https://www.conveyco.com/sku-analysis-sku-proliferation/

[2]https://www.emeraldinsight.com/doi/abs/10.1108/17410390510592012?fullSc=1&journalCode=jeim

[3]https://vtechworks.lib.vt.edu/bitstream/handle/10919/32970/Sanchez_L_S_T_2011.pdf?sequence=1&isAllowed=y

[4]http://www.supplychainquarterly.com/topics/Strategy/scq201102seven/

0 comments
  • Facebook Social Icon
  • LinkedIn Social Icon
  • YouTube Social  Icon
  • Twitter Social Icon
bottom of page